Ung thư là căn bệnh thế kỷ với sức hủy diệt đáng sợ không kém gì HIV, tính đến nay đã có hàng triệu ca ung thư mỗi năm được thống kê trên thế giới, và những người chết vì ung thư đã lên đến 8 triệu ca mỗi năm. Đây quả là con số quá lớn và thách thức ngành y. Hiện khoa học đã phát hiện hơn 200 dạng ung thư khác nhau, mỗi loại đều có các triệu chứng, phương pháp điều trị và chẩn đoán riêng.
I. Bệnh Ung Thư Là Gì?
Bệnh ung thư bắt đầu phát tác khi cơ thể các tế bào liên tục được cơ thể sản sinh mà không thể kiểm soát được, dẫn đến việc hình thành các tế bào mới với nhiều biểu hiện bất thường. Những tế bào bất thường này tạo thành các mảng, các cục lớn và thường được gọi là khối u.- Ung thư là chứng bệnh của các tế bào. Cơ thể con người do hàng triệu tế bào hợp thành. Cơ thể chúng ta luôn tạo ra tế bào mới để giúp ta tăng trưởng, thay thế các tế bào chết hoặc để chữa lành các tế bào bị tổn hại sau khi bị thương.
Ung Thư: Cách phòng và điều trị bệnh Ung Thư cùng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Ung Thư |
- Những di truyền tử này cò thể bị tổn hại vì nhiều thứ trong môi trường của chúng ta, thí dụ như quá nhiều ánh nắng mặt trời, khói thuốc lá hoặc do thức phẩm chúng ta ăn vào. Đôi khi di truyền tử đã tổn hại được truyền từ cha hay mẹ sang con cái.
- Những di truyền tử bình thường ra lệnh cho tế bào lúc nào thì sinh sôi, khi nào thì chết, và điều này xảy ra liên tục trong cơ thể chúng ta. Thế nhưng những di truyền tử bị tổn hại đôi khi lại ra lệnh cho các tế bào sinh sôi quá nhiều hoặc buộc các tế bào phải chết trong khi đáng lẽ chúng phải tiếp tục sống. Những tế bào mọc dư ấy cứ tiếp tục tăng trưởng và có thể tạo thành khối u, gọi là bướu. Một số bướu có thể sờ thấy được, số khác thì không. Một số bướu thuộc loại lành, tức không phải ung thư. Một số thuộc loại bướu độc, tức là bướu ung thư.
- Thoạt tiên, ung thư mọc ngay ở chỗ chúng khởi sự, gọi là ung thư sơ cấp. Khối ung thư có thể phát triển đủ lớn để gây ra những triệu chứng.
- Dần dà, một vài tế bào ung thư có thể rời khối ung thư sơ cấp và di chuyển đến những phần khác trong cơ thể. Chúng di chuyển theo mạch máu hoặc hệ thống bạch huyết. Những tế bào ung thư này có thể gây ra các khối ung thư mới nơi các phần khác của cơ thể. Những khối ung thư này gọi là ung thư thứ cấp hoặc ung thư di căn. Đôi khi có người không hề biết là mình bị ung thư mãi cho đến khi thấy có.
II. Khởi sự của bệnh Ung Thư, các nguyên nhân hiện nay
1- Cái gì gây bệnh ung thư?
- Yếu tố nguy cơ ung thư bao gồm tuổi, giới và tiền sử bệnh tật gia đình. Các yếu tố khác liên quan tới các yếu tố gây ung thư trong môi trường. Có tới trên 80% nguyên nhân gây bệnh ung thư là do môi trường bên ngoài, trong đó chủ yếu là hút thuốc và chế độ dinh dưỡng không hợp lý đã chiếm tới 65% nguyên nhân gây bệnh. Các yếu tố khác phải kể đến là làm việc trong môi trường có các chất độc hại, nhiễm một số loại virut, vi khuẩn, ký sinh trùng... Nhờ việc từ bỏ thói quen xấu như hút thuốc và xây dựng một lối sống lành mạnh, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thể thao tránh béo phì, chúng ta có thể phòng tránh được phần lớn các bệnh ung thư ở người.- Mỗi tế bào trong cơ thể người đều chứa các chuỗi DNA (viết tắt của cụm từ deoxyribonucleic acid - nguyên liệu di truyền ở người và hầu hết các cơ thể sống). DNA mang mã di truyền của cơ thể sống và thực hiện các hoạt động theo chỉ dẫn của tế bào.
Nếu DNA trong các tế bào bị hư hỏng, các chỉ dẫn hoạt động sẽ bị sai lệch. Trong thực tế, việc DNA bị hư hại hoặc đột biết là điều liên tục xảy ra trong các tế bào của cơ thể sống khi những tế bào phân chia hoặc tự sinh sản. Đa số các tế bào đều có thể tự nhận biết khi đột biến xảy ra sau đó có thể tự sửa chữa các chuỗi DNA hoặc tự hủy và chết.
2- Bệnh ung thư có di truyền không?
Nói chung bệnh ung thư không di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị ung thư thì không có nghĩa là con sẽ bị ung thư. Mặc dù ở một số gia đình có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn bình thường, nhưng điều này không có nghĩa là ung thư có tính di truyền.3- Bệnh ung thư có lây được không?
Không! Bạn không thể bị lây ung thư từ người khác. Do vậy bạn đừng e ngại khi đến thăm hay chăm sóc bệnh nhân ung thư.4- Hút thuốc lá có gây ung thư phổi không?
Có! Các tài liệu của các tổ chức y tế trên thế giới và hội chống ung thư đã khẳng định điều này. Các khuyến cáo về tác hại của thuốc lá đã được phổ biến rộng rãi.5- Tại sao rất nhiều người hút thuốc lá mà không bị ung thư phổi?
Điều này có thể là do tính nhạy cảm khác nhau ở từng người vì điều này là đặc điểm chung cho các bệnh của con người. Ví dụ như chỉ có dưới 25% những người nhiễm virút bệnh bại liệt là bại liệt.6- Có thể bị ung thư do va đập không?
Không! Không có bằng chứng nào về một vết thương đơn độc ví dụ như bị đánh vào ngực sẽ gây ung thư. Tuy nhiên, những kích thích kéo dài tại một điểm (như sự cọ sát liên tục của chiếc răng giả lắp tồi) có thể gây nên một số bệnh nhân bị ung thư.7- Tắm nắng có gây ung thư không?
Nếu ở mức độ vừa phải thì không. Tuy nhiên, nếu phơi nắng quá nhiều có thể bị ung thư da. Người da trắng dễ bị ung thư da hơn người da mầu. Tắm nắng trong những kỳ nghỉ không có hại đối với người sử dụng các biện pháp bảo vệ da khỏi bị cháy nắng. Bạn có thể dùng các loại kem chống nắng để giảm bớt tác hại.8- Dùng đèn ánh sáng mạnh có nguy hiểm không?
Nếu dùng vừa phải thì rất an toàn. Tuy nhiên nếu dùng quá mức có khả năng bị ung thư da.9- Tia X có nguy hiểm không?
Nếu được các bác sĩ sử dụng thì không nguy hiểm. Chỉ có những trường hợp phải chụp tia X quá nhiều với cường độ mạnh mới gây tổn hại đối với các tổ chức cơ thể, còn nếu chụp Xquang đúng mức, với thời gian ngắn và có tấm chì bảo vệ thì không ảnh hưởng đến sức khỏe, vì lượng phóng xạ ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể rất ít. Trong trường hợp cần thiết bác sĩ mới chỉ định chụp Xquang.10- Có thể phòng chống được bệnh ung thư không?
Trong một số bệnh ung thư thì có thể được. Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều nguyên nhân gây ung thư từ môi trường sống và họ ước tính rằng 80% các bệnh ung thư có nguyên nhân từ môi trường bên ngoài. Vì vậy bạn có thể ngăn ngừa ung thư bằng cách thay đổi lối sống và có cách bảo vệ chính mình.III. Bệnh ung thư nguy hiểm như thế nào?
Tế bào ung thư có thể xâm nhập vào các bộ phận khác của cơ thể, nơi chúng có thể định cư và phát triển để hình thành các khối u mới với tên gọi khối u thứ phát, các khối u ban đầu được gọi là khối u nguyên phát. Các tế bào lây lan qua mạch máu có thể di chuyển khắp cơ thể.Ví dụ, ung thư ruột có thể lây lan qua chính thành ruột, nó bắt đầu phát triển trên bằng quang. Nếu các tế bào mào mạch máu chúng có thể di chuyển tới các bộ phận khác như phổi hoặc não. Theo thời gian, các khối u sẽ thay thế dần các mô bình thường.
Bệnh ung thư nguy hiểm như thế nào |
Ung thư gây tổn hại đến cơ thể sống bằng nhiều cách. Kích thước của khối u có thể ảnh hưởng tới các cơ quan lân cận hoặc chèn ép các mạch máu hoặc các bộ phận xung quanh nó. Chẳng hạn một khối u trong tuyến tụy có thể phát triển và chèn ép ống dẫn mật, dẫn đến hệ quả bệnh nhân sẽ bị vàng da tắc mật. Một khối u trong não có thể chèn ép các phần quan trọng của não bộ gây mất trí nhớ, co giật và một loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Ung thư cũng là nguyên nhân gây ra một số vấn đề phổ biến khác như mất cảm giác ngon miệng và gia tăng sử dụng năng lượng làm giảm cân hoặc thay đổi hệ thống đông máu trong cơ thể dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu.
IV. Chế độ ăn uống cho người bị bệnh Ung Thư
4 nguyên tắc khi nuôi dưỡng người bị ung thư
- Mọi người thường có quan niệm, dinh dưỡng đầy đủ khi mắc bệnh ung thư sẽ cung cấp dưỡng chất cho khối u tiến triển nhanh hơn. Điều này có thể đúng, nhưng nguyên tắc điều trị cơ bản trong ung thư là sử dụng các phương tiện như thuốc, xạ hay phẫu thuật đều đồng thời tiêu diệt tế bào ung thư và cả tế bào không bị ung thư (lành). Và như vậy, khi người bệnh không được cung cấp đủ dưỡng chất để tế bào lành có thể chịu đựng được tác động của các phương pháp trị liệu thì người bệnh sẽ chết vì tác dụng phụ của phương pháp trị liệu trước khi chết vì bệnh ung thư.
Chế độ ăn uống cho người bị bệnh Ung Thư |
- Nguyên tắc thứ nhất là phải thường xuyên đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh xem có cần đưa đến bệnh viện để được nuôi dưỡng hỗ trợ bằng các biện pháp y khoa như nuôi ăn tĩnh mạch, nuôi ăn qua sonde… hay không.
- Nguyên tắc thứ hai là bằng mọi biện pháp để người bệnh có thể ăn đủ nhu cầu như cô đặc thức ăn, chia nhiều bữa nhỏ…
- Nguyên tắc thứ ba là có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng loại trị liệu như cần bổ sung các chất chống oxy hóa khi xạ và hóa trị, cần có chế độ dinh dưỡng tích cực từ 10 đến 14 ngày trước khi mổ.
- Cuối cùng là cần bổ sung các chất kích thích miễn dịch như Arginine, Omega 3, Nucleotides, Glutamin…
Dinh dưỡng như thế nào là phù hợp?
- Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, người bệnh cần phải ăn nhiều lần trong ngày, có thể 6-8 lần. Ăn đa dạng đủ 4 nhóm, thịt cá đậu, rau, trái cây, các loại sữa, yaourt… Bên cạnh đó phải bổ sung chất béo vào thức ăn. Có thể bổ sung béo nhũ tương (Coffeemate) và Maltodextrin (Nutricomp Caloric, Vita Malto…) vào sữa, một muỗng cà phê mỗi loại cho 100 - 200 ml sữa. Thay nước uống bằng nước pha Maltodextrin, 2 muỗng cà phê cho 100 ml nước, 500 ml nước loại này sẽ tương đương với 1 bát cơm.
- Với mỗi loại điều trị, bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Với loại điều trị phẫu thuật: Cần dinh dưỡng tích cực từ 10 - 14 ngày trước khi mổ để nâng tổng trạng người bệnh. Vì nếu ăn uống quá kém có thể sẽ phải nuôi dưỡng qua ống, ống sẽ đặt từ mũi xuống dạ dày và thức ăn được đưa trực tiếp vào dạ dày, hoặc nuôi dưỡng qua tĩnh mạch.
Với loại điều trị xạ và hóa trị: Cần ăn tăng cường thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa như thực phẩm giàu vitaminC gồm cam, dâu, bưởi, đu đủ, su bông loại xanh…; thực phẩm giàu beta carotene gồm rau lá xanh và các loại trái cây hoặc củ màu vàng cam như rau ngót, bó xôi, cà rốt, bí đỏ, khoai lang bí…; thực phẩm giàu vitamin E gồm các loại hạt như hạt hướng dương hay dầu hướng dương, đậu phộng, hạt điều, bánh mì thô, hạt lúa mạch…
Với loại điều trị ghép tủy: Cần ăn uống thật vô khuẩn, tránh dùng các loại thực phẩm có sinh vật sống như yaourt, các loại nước uống lên men như Probi…
Làm sao để tăng cường miễn dịch?
- Người ta nhận thấy một số chất có tác dụng tăng cường miễn dịch cho người bệnh, nên bổ sung tối thiểu từ 5 - 7 ngày trước và suốt quá trình trị liệu. Glutamin với liều 30g/ngày được xem là có hiệu quả cải thiện chức năng sống cũng như kéo dài đời sống của bệnh nhân ung thư. Omega 3 liều 2.5g/ngày cũng có hiệu quả. Ngoài ra Arginine và Nucleotides cũng có hiệu quả tăng cường miễn dịch.
V. 20 cách phòng tránh ung thư đơn giản
Gần đây, tạp chí “Quốc Phòng” của Mỹ đã đúc rút ra nhiều nghiên cứu y học và chỉ ra 20 diệu kế phòng chống ung thư sau đây.
Sưởi nắng
Vitamin D có thể phòng ngừa nhiều loại ung thư bên trong như ung thư hạch, ung thư tuyến sữa và ùng thư kết tràng vv, tuy nhiên vitamin D trong da cần tia tử ngoại chiếu vào mới có thể phát huy uy lực chống ung thư, vì vậy tốt nhất mỗi ngày nên sưởi nắng 10-15 phút.
20 cách phòng tránh ung thư đơn giản |
Ăn 1 quả cam/ngày
Vitamin C trong cam có tác dụng trợ giúp giết chết trực khuẩn xoắn ốc ở hậu môn-đây là kẻ thù gây ra ung thư dạ dày.
Ăn nhiều hoa quả màu đỏ
Dưa hấu, cà chua và nho giàu carotein, đây là thành phần chống ung thư nổi danh, careotein trong cà chua sau khi làm nóng càng dễ được cơ thể hấp thụ.
Ăn nhiều súp lơ luộc
Súp lơ luộc hoặc hấp 4-5 phút có thể làm cho hiệu quả của công thần chống ung thư là Sulforaphane tăng lên bội phần, tuy nhiên cần chú ý không nên hấp bằng lò vi sóng, nếu không sẽ mất 50% công hiệu. Khuyến nghị kết hợp với các loại giàu selen như hạt hướng dương,quả hạt vỏ cứng hoặc nấm ăn …hiệu quả càng cao.
Ăn nhiều chuối
Thụy Điển phát hiện, phụ nữ mỗi tuần ăn 4-6 quả chuối, nguy cơ ung thư thận giảm thấp 54%.
Ăn nhiều tỏi
Chất xúc tác Alliin trong tỏi có tác dụng chống ung thư. Sau khi cắt tỏi, để trong không khí 10 phút, chất xúc tác Alliin sẽ phát huy tác dụng càng rõ rệt.
Bổ sung canxi hàng ngày
Mỗi ngày uống 3 cốc (khoảng 200ml) sữa tách béo và thêm 200ml sữa chua có thể khống chế sự phát triển của búi trĩ kết tràng, phòng ngừa ung thư kết tràng.
Nướng khoa học
Khi nướng thịt ở nhiệt độ cao dễ sinh ra các amin tạp tuần hoàn, vì vậy khi nướng không nên để nhiệt độ quá cao hoặc trước khi nướng cho thịt vào lò vi sóng làm nóng, như vậy sẽ rút ngắn được thời gian nướng và giảm thấp hàm lượng amin tạp tuần hoàn.
Không ăn xúc xích
Nghiên cứu phát hiện mỗi ngày ăn một cây xúc xích nhỏ cũng dễ làm cho nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy tăng lên 67%, vì vậy nên hạn chế ăn các thực phẩm đã qua gia công, chế biến.
Rời xa bánh mỳ trắng
Bánh mỳ trắng và một số thực phẩm chế biến tinh có chỉ số đường huyết cao, sẽ thúc đẩy insulin và “các yếu tố tăng trưởng giống insulin” bài tiết ra, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì vậy nên ăn nhiều thực phẩm toàn lúa mỳ hoặc ngũ cốc.
Giảm cân
Ung thư tuyến sữa, ung thư tuyến tụy và một số ung thư khác đều liên quan đến béo phì.
Vận động 30 phút/ngày
Vận động hàng ngày hoặc ít nhất duy trì 5 ngày/tuần. Luyện tập thể thao có hiệu quả điều tiết mức hoocmon trong cơ thể, phòng ngừa ung thư buồn trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến sữa và ung thư kết tràng.
Cai thuốc
Những nơi khói thuốc thơm đi qua bao gồm cổ họng, yết hầu, thực quản đều ẩn nấp các nhân tố biến thành ung thư. Không chỉ như vậy, nó còn tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, gan, tiền liệt tuyến, đường ruột, tử cung và bầu ngực vv.
Làm việc nhà
Nghiên cứu của Canada phát hiện, làm việc nhà rất có ích phòng chống ung thư, sau khi tắt kinh, nếu phụ nữ thường xuyên làm việc nhà, nguy cơ ung thư tuyến sữa sẽ giảm thấp 30%.
Hãy cẩn thận chất radon
Loại khí thể phóng xạ không mùi này là nguyên nhân lớn thứ 2 gây ung thư phổi ở Mỹ. Sau khi xây/sửa nhà xong nhất định phải kiểm tra kỹ không khí trong phòng, tốt nhất nên xây/sửa xong một thời gian mới chuyển đến ở.
Qua 50 tuổi, nên soi kết tràng hàng năm
Mặc dù lần kiểm tra sức khỏe , xét nghiệm phân gần đây nhất không có vấn đề gì nhưng cũng không thể lơ là bỏ qua, nếu trong gia đình có tiền sử ung thư kết tràng thì nên kiểm tra sớm hơn 50 tuổi.
Chụp scan ngực
Chụp X quang bầu ngực kết hợp với chiếu tia B kiểm tra tường tận có thể bắt được từng ke tơ sợi tóc của manh mối gây ung thư tuyến sữa. Nghiên cứu của Đại học California phát hiện, bác sỹ có kinh nghiệm trên 25 năm thì khả năng kiểm tra càng giỏi, càng chuẩn.
Kiểm tra gene
Nếu trong gia đình có tiền sử bệnh ung thư, tốt nhất nên đến việm kiểm tra gene để kịp thời phát hiện ẩn hoạn của ung thư đồng thời sử dụng biện pháp phòng chống.
Chú ý sự thay đổi của bề mặt da
Định kỳ và phối hợp với bạn đời hoặc cổ động bạn tốt đi kiểm tra bề mặt cơ thể cùng nhau, bao gồm sau lưng, da đầu và những nơi khó chú ý tới. Nếu có màu tàn nhang, vết bớt hay nốt ruồi và lớn bé khác nhau thì cần chú ý, có thể là dấu hiệu của ung thư da. Ngoài ra, phụ nữ trên 40 tuổi nên đi khám da mỗi năm/lần.
VI. Tại sao bệnh ung thư khó điều trị?
Ung thư là một trong những căn bệnh được điều trị phức tạp nhất. Về mặt sinh học các loại ung thư rất khác nhau. Ví dụ, ung thư da khác hẳn so với ung thư máu được gọi là ung thư hạch bạch huyết, bởi vì có rất nhiều loại ung thư hạch bạch huyết khác nhau.
Phẫu thuật sớm được xem là phương pháp tốt nhất để loại bỏ khối u gây ung thư. Nhưng bệnh ung thư vẫn có thể phát triển trở lại nếu có bất kỳ tế bào gây bệnh nào bị bỏ sót. Bệnh ung thư cũng có thể trở lại nếu các tế bào bị vỡ ra từ khối u nguyên phát và hình thành khối u thứ cấp vi mô ở những vị trí khác trên cơ thể trước khi phẫu thuật loại bỏ khối u nguyên phát.
Và bởi vì các tế bào ung thư là tế bào của cơ thể con người nên nhiều phương pháp điều trị tiêu diệt tế bào ung thư có nguy cơ phá hủy cả những tế bào khỏe mạnh trong cơ thể sống.
VII. Các thành tựu mới trong điều trị ung thư
Các nhà khoa học nghiên cứu bệnh ung thư đang dần từ bỏ việc xác định chẩn đoán nguồn gốc căn bệnh bằng cách theo dõi các vị trí biểu hiện bất thường trên cơ thể, bởi một số loại ung thư vú có thể có nhiều đặc điểm chung với ung thư buồng trứng hơn là giống với các loại ung thư khác ở vú.
Thay vào đó, các nhà khoa học đang tìm cách nghiên cứu từ những sai lệch bên trong tế bào ung thư, bởi một khối u có thể có 100.000 đột biến gen và chúng thay đổi theo thời gian. Và khi xác định rõ các đột biến gây ra ung thư, các nhà khoa học cho biết sẽ lựa chọn các loại thuốc có nhiều khả năng điều trị từng loại khối u riêng.
Ngoài ra phương pháp điều trị ung thư bằng cấp độ phân tử hiện đang được nghiên cứu phát triển. Phương pháp điều trị này sẽ ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư bằng cách can thiệp vào quá trình biến đổi gen và phân tử đặc biệt liên quan tới tiến trình và sự phát triển của khối u.
Những thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen cũng đang được tiến hành. Quá trình điều trị thử nghiệm này bao gồm việc thêm vật liệu di truyền vào tế bào của con người để chống lại hoặc ngăn ngừa bệnh ung thư.
Nguồn khoahoc.tv/benhvienthongminh.com