Thứ Bảy

Chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979 một cuộc chiến kỳ lạ của Trung Quốc

Chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979 một cuộc chiến kỳ lạ của Trung Quốc

VÌ SAO?

Đấy là một cuộc chiến kỳ lạ, đã đến và đi chỉ trong một tháng, nhưng những năm qua luôn là một điều bí ẩn trong mối quan hệ của hai quốc gia này. Cuộc chiến tranh biên giới ấy, thật sự là sao?

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa 60 vạn quân xua xuống biên giới tấn công Việt Nam. Khởi đầu cho cuộc chiến kéo dài 30 ngày nhưng khiến hàng vạn người chết và đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia đóng băng trong hơn một thập niên.

Trong chúng ta, những người dân Việt Nam hẳn không lạ gì anh hàng xóm bự con này. Việt Nam từ khi khởi nguồn đã dựng nước và giữ nước. Và giữ nước thì đấy là chống lại sự bành trướng đến từ phương Bắc.

Nhưng trong thế kỷ XX hiện đại, Việt Nam và Trung Quốc lại chung chiến tuyến. Đó là cùng chống lại sự xâm chiếm thuộc địa của phương Tây. Và sau này lại thêm một lần nữa Hà Nội đứng cạnh Bắc Kinh trong cuộc chiến kéo dài với Mỹ đến ngày 30/4/1975.
Chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979 một cuộc chiến kỳ lạ của Trung Quốc
Có thể nói rằng, cho đến tận trước năm 1978 (thời điểm đóng băng quan hệ), Việt Nam và Trung Quốc vẫn là đồng minh thân cận. Và trong chiến tranh với Pháp và Mỹ, chính Bắc Kinh là nơi viện trợ trực tiếp nhất cho Việt Nam từ thuốc men, y tế cho đến quân sự. Đương nhiên Mỹ, Liên Xô hay Trung Quốc cũng chẳng tốt đẹp gì. Họ là nguyên nhân của việc chia rẽ dân tộc này, đẩy chúng ta vào thế chĩa súng và căm thù vào nhau. Nhưng xét trên bình diện của một mối quan hệ, Hà Nội nợ Bắc Kinh trong chiến tranh.Và Bắc Kinh cũng coi Hà Nội là đồng minh.

Vấn đề không ở VN và TQ mà là ở Liên Xô. Đấy là mâu thuẫn về ý thức hệ giữa hai quốc gia đàn anh của Việt Nam. Và điều này là cái sâu xa nhất đẩy VN – TQ vào chiến tranh biên giới.

Chúng ta có thể so sánh thế này cho dễ hiểu. Nếu gọi Cộng Sản là một môn phái, thì trong môn phái đó có đại sư huynh tên là Liên Xô, nhị sư huynh tên là Trung Quốc và đệ tử nhỏ tuổi nhất tên là Việt Nam. Chiếc ghế chưởng môn nhân Cộng Sản còn để trống và được mặc định cho đại sư huynh Liên Xô. Nhưng nhị sư huynh không chịu và cho rằng mình xứng đáng hơn. Mâu thuẫn giữa đại sư huynh và nhị sư huynh đi đến hồi gay gắt theo thế “mày chết thì tao sống”. Và nhị sư huynh hất hàm hỏi đứa em của mình là Việt Nam “Ê cu, võ công mày có đến giờ là do anh dạy dỗ, mày theo phe anh hay theo phe đại sư huynh”.
Tổng bí thư Việt Nam khi ấy là Lê Duẩn – một người dân tộc nổi tiếng đương nhiên biết thừa thằng nhị sư huynh này cũng chẳng tốt đẹp gì. Trong chiến tranh với Mỹ, nó dù viện trợ nhưng chỉ theo kiểu mong Việt Nam như Bắc Triều Tiên, có nghĩa là làm Chí Phèo lâu lâu chửi đổng, chọt chọt một chút, mãi mãi chia để trị và phụ thuộc vào nó. Hoặc bảo “Anh đưa quân tình nguyện vào đánh giúp nha”. Nhưng mấy cái đầu của Việt Nam như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn…. chứ có phải của Kim Ủn Ỉn đâu. Họ thừa thông minh và đủ tài năng kinh nghiệm để không nghe theo. Việt Nam đánh một trận thống nhất luôn đất nước. Tăng sức mạnh lên toàn cõi Đông Dương và không còn là một cậu đàn em mà nhị sư huynh muốn làm gì cũng được. Mà là một cậu em có quyền nói chuyện phải trái với ông nhị sư huynh của mình.

Nhắc lại lần nữa, quân cờ “mâu thuẫn Liên Xô” chỉ là cái gốc rễ vấn đề, là cái bình phong cho cái sâu xa ở chiến cuộc. Như đã nói bên trên, nếu không có mâu thuẫn này, chiến tranh không có lý do để nổ ra. Và những cuộc đụng độ ở biên giới giữa Liên Xô và Trung Quốc đẩy mọi thứ lên đến cao trào để ra tối hậu thư cho Việt Nam “Anh chọn ai” là để che đậy một điều sâu xa hơn cho cái lợi của Trung Quốc nếu chiến tranh biên giới nổ ra.

Phải nói rằng, Lê Duẩn và bộ chính trị Việt Nam luôn nhất quán một vấn đề: đó là giữ mình ở thế trung lập trong cuộc đấu giữa hai ông anh này, luôn đẹp mắt với tất cả hai bên, luôn nồng ấm với cả Liên Xô và Trung Quốc. Điều này giúp VN dù phải đứng giữa mâu thuẫn của hai ông anh, vẫn nhận được viện trợ của cả hai và thống nhất được đất nước vào năm 1975. Đấy là một thành công cực kỳ hay. Và đó chính là con đường phát triển tốt nhất cho Việt Nam. Một bản lề chứ ko phải một kẻ đối đầu. Tuy nhiên kể từ khi VN thống nhất, và Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền. Mọi thứ không còn dễ dàng như trước nữa.

Đặng Tiểu Bình - con người đáng sợ nhất của Trung Hoa hiện đại trong cuộc thâu tóm quyền lực cần một cuộc chiến chiến tranh để làm điều kiện đủ cuối cùng cho quyền lực tối thượng của mình trong nội bộ ĐCS Trung Quốc. Đặng cần đánh Việt Nam vì 3 lý do:

1/ Cải tổ quân đội. Giành lấy quyền lực quân đội từ tay Hoa Quốc Phong

2/ Đoàn kết nội bộ người dân. Cùng nhìn vào một kẻ thù bất kỳ. Hướng đến cải tổ.

3/ Tranh thủ sự viện trợ và ủng hộ của Mỹ. Một cường quốc thật sự về kinh tế.


Vấn đề dẫn đến chỉ còn cuộc ĐẤU TRÍ giữa Đặng Tiểu Bình và Lê Duẩn trong ván cờ này. Ai hơn ai? Chính nó sẽ quyết định cho sự thắng thua của cuộc chiến ấy.

Đặng đã nhìn ra được điểm yếu của Lê Duẩn. Đấy là tinh thần dân tộc cao hơn tất cả. Bằng các hành động thăm Mỹ của Bắc Kinh, Đặng đã chơi một nước cờ khiến Lê Duẩn tức giận coi đấy là hành động phản bội. Lê Duẩn từng chửi thẳng mặt Chu Ân Lai và nói “Các vị đang mặc cả xương máu của nhân dân Việt Nam”. Ngược lại với sự cứng nhắc của Lê Duẩn. Đặng lại theo tôn chỉ của Winston Churchill: “Không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh cửu.” Cho đến bây giờ, sau quá nhiều khổ đau của dân tộc, ta phải công nhận điều này đúng. Sau năm 1975, Trung Quốc ra thêm nhiều yêu sách, Lê Duẩn đề từ chối. Cả Chu và Đặng đều im lặng, họ đã gian tiếp đẩy Việt Nam đến gần với Liên Xô hơn. Bởi thực tế, họ cần Mỹ hơn cần hai kẻ này. (Trung Quốc đúng điếm thật sự. Cho nên khuyên các bác hạn chế tin thèng này.) Và kết quả. Việt Nam và Liên Xô ký một hợp tác mật thiết theo kiểu đồng minh quan trọng. Việt Nam còn cho phép Liên Xô điều máy bay quân sự tới cảng Cam Ranh. Sự kiện này giúp Đặng Tiểu Bình khiến cho người dân Trung Quốc tin rằng họ đang “lưỡng đầu thọ địch” và cần quân sự giải quyết.

Bước hai mà Đặng cần làm là “hà hơi thổi ngạt” cho anh Pôn Pốt – Khmer Đỏ để tạo ra chiến tranh biên giới phía Tây Nam. Việt Nam với lực lượng chiến đấu tinh nhuệ đã “hốt sạch” Khơ Me Đỏ trong vài nốt nhạc và lấy luôn Phnompenh. Nhưng chúng ta đã sai khi tiến quá sâu vào trong Campuchia để rồi ăn chính đòn du kích tàn bạo của Khmer Đỏ và sự phản đối của cộng đồng quốc tế, Việt Nam bị trở thành là kẻ xâm lược. Là nguyên nhân gì hẵng là một bí ẩn. Là tham vọng bá quyền? Là sự sa lầy trong vùng đất ấy? Dù có 1 trong 2 nguyên nhân này đi chăng nữa. Cái sai của Việt Nam chính là đã đóng quân ở trong Campuchia mà không giao cho người bản địa. Chính ở đây, nó trở thành một đòn “hồi mã thương” cực nặng vào Việt Nam. Đặng Tiểu Bình là người đã đâm con dao vào, thì chúng ta đã cho Đặng con dao ấy sau hành động cố thủ ở Phnompenh. Đừng quên, Pôn Pốt vẫn là do Trung Quốc điều động. Gốc rễ vấn đề là ở TQ. VN đã đánh phần ngọn.

Trung Quốc với việc coi Campuchia là đồng minh đã ra tay, và gây chiến với Việt Nam. Cuộc chiến đã nổ ra. Chỉ trong vỏn vẹn một tháng. Gần 10 vạn người chết ở cả hai phe. Nhưng ta đã đẩy được Trung Quốc ra khỏi đất nước. Quân đội ta được tôi luyện dày dặn trong cuộc Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và được trang bị vũ khí hiện đại của Liên Xô. Đánh cho tên nhị sư huynh với lực lượng quân đội dù đông đảo nhưng cổ lổ sĩ lại ảo tưởng sức mạnh đó thâm tím mặt mày. 

Nhưng. 

Tôi có thể nói một điều:

Việt Nam đã thắng trong trận chiến biên giới này, nhưng đã thua trong cả cuộc chiến với Trung Quốc.

Đó là cái đau đớn nhất.

Tôi sẽ phân tích cho các bạn thấy hệ quả sau ngày 18/3/1979 – ngày kết thúc chiến tranh biên giới.

1/ Việt Nam:
- Sau hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ. Đất nước chỉ hòa bình được 4 năm, lại tiếp tục kiệt quệ bởi 2 cuộc chiến tranh biên giới. Máu vẫn đổ và tiếng súng vẫn rền vang. Tại sao ta lại làm khổ ta như vậy? Cho đến bây giờ nhiều người vẫn gọi TQ là kẻ thù truyền kiếp. Thực tế tôi nghĩ không sai, văn hóa, địa lý, lịch sử đều đúng. Nhưng xin đừng cứng nhắc. Hãy nhớ rằng "Trên thế giới này không có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh cửu". Đặng đã tin câu nói này và chiến thắng. Chúng ta đã bỏ qua điều này và khiến dân tộc ta chỉ có máu lửa chiến tranh.

- Trong khoảng thời gian 10 năm ấy. Việt Nam cực kỳ khổ sở ở các vấn đề ngoại giao khi luôn bị TQ o ép. Còn đồng minh Liên Xô đang đi vào những hồi chuông báo tử cuối cùng trước khi tan rã vào năm 1991. Trong 10 năm kiệt quệ ấy, nước xa chưa bao giờ cứu được lửa gần. Và cuối cùng Việt Nam đã gục ngã trong hội nghị Thành Đô 1991.

2/ Trung Quốc:


- Trong khoảng thời gian 10 năm sau đó từ 1979-1989. Biên giới chúng ta luôn bị quấy nhiễu. Sau này mới hay, Đặng Tiểu Bình đã lợi dụng chiến tranh biên giới để cải tổ quân đội, và dùng chính quân đội Việt Nam để tập dượt cho sức chiến đấu ngày càng tốt của TQ.

- Kinh tế Việt Nam bị tụt hậu và xuống dốc thê thảm cho đến khi quyết định mở cửa sau đại hội 1986 của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và thủ tướng Võ Văn Kiệt. Nhưng TQ thì đã đổi mới từ năm 1976 rồi. Ta chậm hơn họ 10 năm. Nguyên tắc của họ vẫn là nguyên tắc “Kỹ trị” – Kỹ sư trị nước. Giang Trạch Dân là kỹ sư điện, Hồ Cẩm Đào là kỹ sư thủy lợi, Tập Cận Bình hôm nay là kỹ sư hóa dầu.

Còn ta? Ghét Trung Quốc ư? Ta đã thua họ quá nhiều. Ta cần sống với Trung Quốc vì ta ở cạnh họ. Địa lý đã ép VN phải ở cạnh kẻ láng giềng to béo này. Và hướng ngoại giao theo cách giành cái lợi cho mình bằng sự mềm mỏng chứ không bằng nắm đấm, học tập cái hay của Trung Quốc để đưa đất nước đi lên. Kinh tế là đòn bẩy cho an toàn đất nước trong thời đại này. Ngược lại kinh tế yếu sẽ bị nuốt. Nhìn bài học quá khứ để cẩn trọng cho tương lai. Chứ không phải mù quáng đâm đầu vào tiếng súng. Cũng đừng nên tự sướng nhiều. Trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, Trung Quốc mới là cô gái đẹp, Việt Nam chỉ là cô gái xấu xí ở sát bên cô gái đẹp.

Tinh thần dân tộc là điều sáng nhất của dân tộc này. Nhưng tự ái dân tộc là điều sẽ hại chết chính chúng ta.

Có thể nói chiến tranh biên giới 1979 mang một tính chất vừa giống vừa khác so với các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của các anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo…bởi đó là một cuộc đụng độ mang tính âm mưu chính trị nhiều hơn tính chất xâm lược. Cách Đặng Tiểu Bình làm vào năm 1979 tương tự như cái cách Vương An Thạch – tể tướng đời Tống làm cách đây 10 thế kỷ. Khi ấy cũng vì cải tổ mà qua đánh Đại Việt. Nhưng bị Lý Thường Kiệt vả cho lệch mõm. Chuyện họ Đặng đánh VN năm 1979 cũng giống 2 lý do đầu đấy là quân đội và đoàn kết nội bộ dân tộc. Nhưng khác lý do thứ 3. Vương An Thạch không có Mỹ. Còn Đặng Tiểu Bình cần quan hệ với Mỹ. Chính lý do thứ 3 là điều để chúng ta hiểu sự phức tạp của mối quan hệ thời nay so với thời phong kiến. Và để ta biết rõ ta đang ở giai đoạn lịch sử nào. Sự phổ biến của cuộc chiến tranh này trên các phương tiện truyền thông phụ thuộc vào mối quan hệ căng thẳng hay êm ấm giữa hai bên Việt Nam và Trung Quốc. Hãy để ý, thông tin về chiến tranh biên giới chỉ được lan rộng khi vụ cắt cáp tàu Bình Minh diễn ra ở Vũng Tàu vào năm 2011. Kéo đến HD981 và cho tới bây giờ.

Khi Trung Quốc nhẹ nhàng, Việt Nam cũng nhẹ nhàng. Khi Trung Quốc láo toét với đường lưỡi bò. VN lập tức thể hiện thái độ. 

Kết luận:


Chiến tranh biên giới 1979 như tôi đã phân tích. Hãy xem đó là một bài học. Một bài học mà tôi tin rằng cần phải nghiền ngẫm kỹ hơn. Bởi đây là cuộc đụng độ trong thời hiện đại. Nơi chúng ta hiểu rằng trong cuộc chơi với kẻ đến từ Phương Bắc vào thời đại mà thế giới phẳng cùng các mối quan hệ chằng chéo với những cường quốc Mỹ, Nga, Nhật. Nước bé nhỏ cần làm gì tốt nhất. Đây là thời đại không phải sống 1 mình, tự cung tự cấp, đây là thời đại giao thương thế giới, các mối quan hệ và lợi ích dân tộc mới là vĩnh viễn.

Dùng chính bài học của năm 1978 đến năm 1991 để sáng suốt nhất cho hôm nay.

Bởi sau hơn 30 năm, Việt Nam sẽ đấu với Trung Quốc ở hai mặt trận khác: BIỂN ĐÔNG và KINH TẾ.

Chiến tranh ư? Đừng. Nó là con quái vật !

17/2, hãy mặc niệm cho những con người đã ngã xuống để bảo vệ biên giới năm 1979. Vong hồn sương gió của các anh,các chị, các chú, các bác, các em nhỏ, những người lính trẻ…đã ngã xuống cho biên giới tổ quốc yên bình. Dù sách sử có dửng dưng thế nào, thế hệ trẻ hôm nay không bao giờ quên ngày hôm ấy đã có những con người nằm mãi mãi xuống để giữ lại mảnh đất cho cha ông. Trong các cung đường phượt ở Tây Bắc, nơi non sông, hãy chỉ tay về phía biên giới và nói rằng “Nơi đây, mãi mãi, chúng tôi không bao giờ quên.”

Nguồn: © Dũng Phan