Thứ Tư

Hết cửa cho du học sinh vừa học vừa làm tại Nhật Bản vào năm 2017

Chắc cũng không còn ai xa lạ với vấn đề đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm – con đường cho những ai mong muốn làm việc lâu dài tại Nhật Bản. Nhưng  với tình trạng du học sinh bỏ trốn nhiều như hiện nay thì cơ hội sẽ ngày càng thu hẹp lại khi Cục quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản thông báo sẽ nghiêm ngặt trong việc cấp Visa du học đối với 5 quốc gia: Việt Nam, Nepan, Trung QUốc, Mianma, Srilaca đối với các trường tiếng Nhật có trên  du học sinh bỏ học trong một năm.

Bắt đầu từ đầu tháng 2/2017 Cục quản lý Xuất cảnh thuộc Bộ tư pháp Nhật Bản áp dụng xét tư cách lưu trú nghiêm ngặt với 5 quốc  gia như: Việt Nam, Trung Quốc, , Mianma, vat Srilanca và Nepan.

Du học sinh Việt Nam là đối tượng bị cơ quan nhập cư chú ý và sẽ xét khó trong thời gian tới.
Cụ thể, đối với các trường tiếng Nhật có trên 10 học sinh bỏ học hay bị thôi học trong năm 2015, sẽ bị xét visa nghiêm ngặt nhằm mục đích giảm tình trạng lao động quá giờ của du học sinh và giảm bớt người cư trú bất hợp pháp. Tuy nhiên, các trường tiếng Nhật đã lên tiếng phản đối do nhiều trường hợp học sinh thôi học với nhiều lý do chính đáng như: ốm, chuyển trường,….

Tính đến tháng 1/2016, chỉ có Việt Nam và Trung Quốc nằm trong top 10 quốc gia có số lượng du học sinh cư trú nhiều nhất tại Nhật Bản mà không có Mianma, Nepan và Srilanca, nên có nhiều ý kiến phản đối việc chọn ra 5 quốc gia này để xét nghiêm visa du học.

Với tình trạng hiện tại, Cục quản lý xuất cảnh đưa ra quyết định sẽ thẩm định nghiêm năng lực tài chính của người bảo lãnh, yêu cầu bắt buộc phải nộp xác nhận số dư tài khoản ngân hàng. Và yêu cầu từ kỳ nhập học tháng 7 năm 2017, sẽ phải yêu cầu copy sổ tiết kiệm và giải trình quá trình tích luỹ hình thành tài sản với đối với mọi du học sinh.

Thực tế không phải tất cả du học sinh đều có kinh tế khá giả mà gia đình có thể gửi tiền sang ăn học ở Nhật, dẫn đến tình trạng hiện tại nhiều du học sinh làm quá 28 giờ. Thông thường đây sẽ là khoản thu nhập khá tốt để nhiều du học sinh tại Nhật bản có thể hoàn trả các khoản chi phí học tập và sinh hoạt hàng ngày.
Trong thời gian tới rất có thể để đi du học Nhật Bản người bảo lãnh du học sinh phải xác nhận số dư tài khoản trong ngân hàng có
Phía trường tiếng Nhật  lại phản bác ý kiến và cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hay Mianma do hệ thống tài chính ngân hàng chưa phát triển, người dân chưa hoàn toàn có thói quen để tiền tiết kiệm cố định trong tài khoản. Nên dù cục quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu giấy tờ bổ sung về chứng minh tài chính thí dụ như bản sao kê chi tiết các khoản thu chi tại tài khoản ngân hàng là việc rất khó khăn.

Cục quản lý xuất nhập cảnh bộ Tư pháp Nhật Bản vẫn khẳng định “Con số trên 10 học sinh thôi học không phải là phán xét cuối cùng để quyết định trường đó có thuộc trường bị xét visa nghiêm ngặt hay không, nhưng chắc chắn áp dụng chủ trương thắt chặt việc cấp visa đối với hơn 50% các trường tiếng Nhật tại Nhật Bản”
Cuộc sống thực tế của du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Giờ thì mọi người hiểu vấn đề của câu "người đi trước làm khổ người đi sau" rồi đó. Cứ bỏ trốn bất hợp pháp xong bảo "hoàn cảnh" là từ nay lớp người đi sau có lẽ chả còn cơ hội để mà sang đâu. Các trường tiếng Nhật thì cũng chỉ là cơ sở kinh doanh dịch vụ giáo dục, nếu nước nào mà bị sở nhập cư gây khó là họ hiển nhiên cũng phải tìm đến thị trường du học mới để tránh rủi ro như bị "rớt" hồ sơ, gây thiệt hại trong vấn đề kinh doanh. Nếu cánh cửa du học mà khép dần lại với dhs Việt Nam thì quả thật là điều đáng buồn, ai mà sang Nhật khoảng 5,6 năm về trước chắc hiểu được sự khó khăn thế nào để có thể xin được 1 cái visa du học.

Nguồn: http://xuatkhaulaodong.com.vn