Theo Investopedia - Bạn đã từng bao giờ tự hỏi các thị trường tài chính trên thế giới có nguồn gốc như thế nào? Nếu chưa biết được câu trả lời cho câu hỏi này thì hãy tiếp tục đọc ngay bài viết dưới đây của Saga và bạn sẽ biết được lịch sử hình thành của thị trường thế giới.
Các nhà sinh học đưa ra giả thuyết rằng tổ tiên chúng ta mất hơn 3.000 năm để có thể đứng thẳng và chạy khoảng cách dài mà không cần sự hỗ trợ của đôi tay. Vì vậy, cũng dễ hiểu khi việc nghiên cứu sự phát triển của thị trường từ khi lịch sử nhân loại bắt đầu (trong khoảng 30.000-50.000 năm) cho đến ngày hôm nay là một nhiệm vụ tốn nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, giống như nhiều hiện tượng xã hội, sự hình thành của thị trường diễn ra khá nhanh chóng - nó mở ra một giai đoạn mới sau hàng ngàn năm trì trệ với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp.
Lịch sử PHÁT TRIỂN của thị trường TÀI CHÍNH |
Trước khi thị trường tồn tại, tổ tiên của chúng ta bảo về thức ăn của mình bằng khả năng chạy trốn khỏi động vật lớn hơn cùng khả năng tiêu hóa nhiều thức ăn đa dạng. Tuy nhiên, khả năng chạy vẫn còn trong giai đoạn hình thành, vì vậy họ thường bị tấn công trong quá trình lang thang tìm kiếm thức ăn – trong giai đoạn này, việc sinh tồn quan trọng hơn hết, vì vậy thương mại không thể phát triển để tạo điều kiện cho các công nghệ mới hình thành.
NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA CHÚNG TA
Con người nguyên thủy không thể một mình chống chọi với các sinh vật ăn thịt được chọn lọc bởi tiến hóa tự nhiên nên tổ tiên chúng ta buộc phải thích nghi để sống còn. Tuy nhiên, loài người đã nhận ra sự an toàn khi đi theo nhóm đông người và lợi thế của việc có ngón tay cái, thứ mà các động vật khác không có. Chúng ta bắt đầu đánh dấu lãnh thổ và bảo vệ nhà của mình trước sự đe dọa từ bên ngoài bằng gậy gộc. Tại thời điểm này, chủ yếu những gì chúng ta có là từ săn bắn và chúng được phân chia cho các thành viên của bộ tộc đã góp phần làm nên sức mạnh chung. Mặc dù chưa có tiền tệ nhưng thị trường đã manh nha ra đời dưới dạng phần thưởng được trao cho thành viên có kỹ năng trong nhóm.
NÔNG NGHIỆP – KHÔNG CẦN PHẢI ĐÁNH NHAU ĐỂ TRANH GIÀNH THỰC PHẨM
Khi thợ săn ngày càng phải đi xa hơn để tìm kiếm các khu vực săn bắn mới, sự cần thiết cần có một nơi ở cố định giao tranh với nhu cầu về thực phẩm. Vì vậy, con người bắt đầu làm chủ đất đai và trồng các loại cây trồng. Những tiến bộ này đánh dấu sự ra đời của nền kinh tế truyền thống đầu tiên. Chúng ta dần không phải quan tâm đến sự khan hiếm nữa. Điều này cho phép dân số tăng lên, và trong một vài trường hợp hiếm hoi, tạo nên thặng dư thương mại hàng hóa (giữa các gia đình hoặc các bộ lạc). Đây chính là thời điểm "thị trường" sơ khai được hình thành và tạo nên điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa mọi người.
MALTHUS – NHÀ TIÊN TRI
Nhờ có công cụ lao động mới, sản lượng hoa màu tăng, các bộ lạc nhanh chóng tiến hóa thành các ngôi làng, thành phố và rồi quốc gia. Nhưng giống như những khó khăn mà nhân loại từng gặp phải, chúng ta phải đối mặt với một trở ngại tiến hóa lớn: nguồn thực phẩm có thể duy trì trên trái đất không còn đủ cung cấp cho sự gia tăng dân số và những tiến bộ trong trồng trọt lại quá ít ỏi và rời rạc (con bò và lưỡi cày tại thời điểm này là những công cụ "cồng kềnh thô sơ" cuối cùng). Nạn đói và bệnh dịch bùng lên.
Chúng ta bị trì trệ. Các nhà trí thức lớn vào thời điểm đó, trong đó có Thomas Malthus, đã dự đoán rằng sự đình trệ này sẽ trở thành một phần của chu kỳ nhân loại và sẽ còn tiếp diễn trong tương lai: mỗi lần dân số tăng cao quá mức, nạn đói và bệnh dịch sẽ diễn ra trên diện rộng.
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
Cuộc cách mạng công nghiệp dẫn đến bước nhảy vọt lớn trong khoa học, thương mại và tất cả phạm trù khác của cuộc sống. Nông nghiệp được hưởng lợi từ việc đưa vào sử dụng đồng thời các loại máy móc nông nghiệp và phân bón hóa học, nhờ đó cung cấp đầy đủ thực phẩm cho con người và dẫn đến sự bùng nổ dân số. Không còn tình trạng khan hiếm và trì trệ, nền kinh tế cuối cùng cũng thoát khỏi chế độ hàng đổi hàng lạc hậu. Chúng ta bắt đầu kinh doanh cổ phiếu và các công cụ sở hữu trừu tượng có thể được giao dịch trên một thị trường tiến bộ.
Cuộc cách mạng công nghiệp vẫn chưa giúp chúng ta thực sự thoát khỏi thị tường nguyên thủy. Mặc dù sản lượng hàng hoá ngày càng tăng theo cấp số nhân nhưng các ngành nghề vẫn còn phụ thuộc nhiều vào hoa màu từ đất đai. Do đó, các quy tắc về sự khan hiếm vẫn ảnh hưởng đến các công ty giao dịch phát hành cổ phiếu - và những lời tiên đoán của Thomas Malthus vẫn còn giá trị.
Về mặt lý thuyết, nếu ngành công nghiệp đình trệ, thị trường cổ phiếu sẽ phải chịu ảnh hưởng tương ứng. Mặc dù hoạt động dựa trên các khái niệm trừu tượng như tiền bạc và quyền sở hữu, nền kinh tế trong cuộc Cách mạng công nghiệp vẫn có thể bị chao đảo bởi những kẻ thù của hệ thống trao đổi hàng hóa cũ: nạn đói, dịch bệnh, chiến tranh hoặc bất cứ hiện tượng nào gây ra tình trạng khan hiếm nguyên liệu thô.
THỜI KÌ THỊNH VƯỢNG TRONG TƯƠNG LAI
Khi bắt đầu hình thành những khái niệm trừu tượng trong thị trường, nhân loại đã có thể tha hồ tận dụng những lợi ích ưu việt của máy móc so với lao động chân tay. Máy tính đã tạo ra một ngách (niche) mới trên thị trường kể từ sự hình thành của ngành nông nghiệp ba mươi ngàn năm trước.
Mở rộng theo những cách mới và thú vị, khối ngành công nghệ có triển vọng mở ra các ngành mới mà các ngành này ảnh hưởng đến một số nguyên tắc nhất định của kinh tế học. Điển hình như Internet, các ngành này chủ yếu dựa trên thông tin và sử dụng rất ít nguyên liệu thô cũng như phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của con người. Nói cách khác, thị trường đang chuyển trọng tâm từ hàng hoá sang dịch vụ. Điều này có nghĩa công nghệ máy tính không còn chịu ảnh hưởng từ sự khan hiếm hàng hóa vật chất mà thay vào đó là nhu cầu của đa số. Mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng khan hiếm hàng hóa, nhưng ngành công nghệ vẫn có thể "đổ vỡ" do phụ thuộc vào nhu cầu của con người.
NHỮNG GÌ CHÚNG TA ĐÃ HỌC ĐƯỢC
Chúng ta đã đi theo quá trình phát triển của thị trường và nhận thấy rằng tất cả bắt đầu từ nhu cầu đối với các nguồn lực vật chất. Khi con người khám phá ra các cách khác nhau để đáp ứng những nhu cầu đó, đầu tiên nhờ nông nghiệp rồi sau đó nhờ các công nghệ tiên tiến, thị trường phát triển. Từ đó, chúng ta có thể thấy được một mối quan hệ giữa công nghệ và kinh tế: tại các nước phát triển, phần lớn nền kinh tế dựa trên lĩnh vực dịch vụ, trong khi các quốc gia kém phát triển tập trung vào lĩnh vực sản xuất. Nền kinh tế luôn luôn thay đổi và thời gian sẽ luôn là yếu tố duy nhất có thể cho ta biết liệu nền kinh tế sẽ phát triển như thế nào trong tương lai.
NGUỒN : THEO SAGA.VN