Đầu tiên, Zing dẫn lời của Luật sư Trần Hải Đức thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM. Anh Hải Đức cho rằng việc đòi lại vỉa hè chỉ mang tính chất đối phó, để tiến hành bước cưỡng chế thì quận 1 phải thực hiện đúng trình tự thủ tục như Luật quy định, tức là phải lập biên bản, phải thông báo, phải chờ tháo dỡ, rồi ra quyết định cưỡng chế, rồi tiếp tục đợi, vân vân và vân vân.
Người đàn ông đeo kính phản ứng trước quyết định tháo dỡ chốt bảo vệ của Ngân hàng Nhà nước. |
Rồi anh bàn đến việc đoàn công tác đã cưỡng chế mấy cái vọng gác của lực lượng Công an bảo vệ Ngân hàng Nhà nước chiều 27/2, cho rằng chốt bảo vệ là một công trình đặc biệt, liên quan đến an ninh quốc gia.
Anh bình luận “Vọng gác này không phục vụ cho mục đích riêng của bất cứ ai. Đây là một trong những nơi trọng điểm, theo quy định của luật pháp là bảo vệ 24/24. Sau khi phá dỡ, lực lượng Công an bảo vệ, họ sẽ đứng gác ở vị trí nào? Bởi vì mục tiêu là bảo vệ 24/24 chứ không chỉ đơn thuần trong giờ hành chính. Tôi nghĩ việc này đã đi hơi quá”. Và để phụ họa cho anh Hải Đức thì bài viết còn đưa ra có một loạt các thông tư nghị định như Nghị định 37/2009/NĐ-CP, Thông tư 20/2010/TT-BCA quy định về việc lập và bảo về chốt gác, vân vân.
Đọc đến đây thì có cảm giác anh luật sư này đúng là rất am hiểu về các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đọc kĩ thì dường như anh chỉ tập trung đến cái vọng gác mà quên bẵng đi cái quy định về vỉa hè. Nên tôi đành phải trích luật lại cho anh nhớ,
Rằng theo thông tư 04/TT/BXD/2008 Hướng dẫn quản lý đường đô thị thì Khái niệm Vỉa hè: là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến bao gồm các đường dây, đường ống và tuynen, hào kỹ thuật đặt dọc các tuyến đường đô thị.
Ông Đoàn Ngọc Hải chỉ đạo xử lý một xe biển xanh đậu sai quy định |
Đọc kĩ quy định này đi cùng với điều 35, 36 trong Luật giao thông đường bộ 2008 thì chắc anh cũng đã nhận ra rằng chẳng có cái gì được đặt lên trên cái vỉa hè mà không phải xin phép của chính quyền địa phương cả. Luật đã quy định vỉa hè là dùng để cho người đi bộ và các cơ sở hạ tầng khác. Đường ở quận 1, trung tâm của 1 thành phố lớn nhất nước chứ có phải đường ở các khu vực nông thôn đâu thưa anh.
Anh còn bảo không có cái quy định nào về giấy phép xây dựng chốt gác. Thưa anh, 1 cái chuồng chim xây trên đó cũng phải xin phép chứ huống gì là chốt gác. Những văn bản quy định anh đưa ra, chỉ là hướng dẫn cho việc đơn vị nào thuộc danh mục được lực lượng vũ trang bảo vệ, còn chốt gác là 1 trong những cách thức để tiến hành việc bảo vệ đó. Chứ không phải anh được xây chốt gác và được bảo vệ thì có nghĩa là anh muốn xây gì thì xây, xây bao nhiêu cái thì xây. Từ bao giờ mà các Thông tư, Nghị định có thể đứng ở bên trên Luật vậy hả thưa mấy anh luật sư?
Đã thế anh Hải Đức còn mạnh miệng lưu ý thêm rằng “Việc nào đúng quy định pháp luật, bảo đảm trật tự chung thì không chỉ riêng người dân mà giới hành nghề luật cũng hoàn toàn tán thành. Nhưng đừng vì nhân danh lợi ích nhà nước mà hành xử không đúng quy định của pháp luật”.
Anh phát biểu rất hay khi đưa cả đoàn luật sư và một vấn đề nhạy cảm là lợi ích nhà nước ra làm tấm khiên đỡ cho phát biểu của mình. Tuy nhiên, lúc ông Hải cho tháo dỡ mấy cái chốt đó, ông Hải đã giải thích rõ ràng rằng việc lập chốt bảo vệ các cơ quan trung ương tại địa phương “phải có sự đồng ý, giấy phép của địa phương”. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước chưa hoàn thành các thủ tục này với thành phố. Mặt khác, mỗi trụ sở chỉ cần 2 vọng gác nhưng ngân hàng lại làm đến 6 cái là không đúng. Và sau khi làm việc với đại diện của Ngân hàng, thì ông Hải đã tạm trả lại các vọng gác, nhưng yêu cầu phải sớm hoàn thành các giấy phép.
Ông Hải tiến hành cưỡng chế dựa trên những quy định pháp luật rõ ràng và rành mạch, anh luật sư lại ám chỉ người ta nhân danh lợi ích nhà nước mà làm càn, hô hào chính quyền đang lạm quyền. Đây không phải lạm quyền, mà là làm đúng chức trách nhiệm vụ. Bản thân tôi thấy anh đang lợi dụng chức danh luật sư để phát biểu nhằm vào mục đích nào đó thì đúng hơn.
Ngoài ra anh còn đưa ra một số biện pháp để giải quyết vấn đề, tuy nhiên cách anh đưa ra người ta đã nghĩ đến từ hàng chục năm nay. Vì không khả thi nên mới buộc 1 Phó chủ tịch quận xuống đường. Để giờ quận nào cũng có lãnh đạo xuống đường dọn dẹp trả lại vỉa hè cho người đi bộ. Hiệu ứng lan tỏa như vậy so với cách của anh thì cái nào hay hơn thưa luật sư?
Trong bài viết còn đưa ra quan điểm của 1 luật sư giấu tên nào đó cũng thuộc đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh. Anh phát biểu cũng đao to búa lớn, nhưng tôi không bàn luận về anh, bởi vì cái thủ thuật dùng người “giấu tên” như thế này cũng không xa lạ gì, nếu không muốn nói là đã quá “thuộc lòng”. Giấu tên thì là ai, là anh, là tôi, hay chính là người viết “ném đá giấu tay”. Tôi chỉ thắc mắc nếu cái anh giấu tên ấy mà là luật sư thật, thì anh ta có biết gì về luật hay không mà thôi.
Thực tế mà nói, sau khi đọc hết bài viết này, tôi không rõ lắm đây là phát biểu của các anh luật sư cái gì cũng biết chỉ không biết luật, hay là thủ pháp của 1 anh nhà báo nào đó mượn danh luật sư để làm chuyện mưu đồ cá nhân. Bởi vì không am hiểu gì về luật nhưng lại phán xét một cách mạnh dạn về mọi vấn đề như thế này, thì chỉ có thể là nhà báo mà thôi.
Thêm nữa bài viết đã dùng thủ thuật đâm chọt kiểu “đánh tráo khái niệm” rất quen thuộc. Bắt đầu từ việc các anh đưa ra các văn bản pháp luật từ tận đẩu tận đâu, đẩy người đọc ra xa khỏi các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến vấn đề, rồi khi người đọc đang mơ mơ màng màng, thì khẳng định ngay một cái rằng ông Hải đang làm sai. Cứ như trên trời rơi xuống vậy. Người đọc phải luôn luôn thật tỉnh táo mới không bị mắc lừa bởi những cách viết đâm chọt công kích cá nhân kiểu như thế này. Còn ông Hải, với sự nhiệt tình năng nổ của mình, xem ra lại động chạm vào chỗ nào đó rồi.
Bạn đọc Hoàng Phương
Anh còn bảo không có cái quy định nào về giấy phép xây dựng chốt gác. Thưa anh, 1 cái chuồng chim xây trên đó cũng phải xin phép chứ huống gì là chốt gác. Những văn bản quy định anh đưa ra, chỉ là hướng dẫn cho việc đơn vị nào thuộc danh mục được lực lượng vũ trang bảo vệ, còn chốt gác là 1 trong những cách thức để tiến hành việc bảo vệ đó. Chứ không phải anh được xây chốt gác và được bảo vệ thì có nghĩa là anh muốn xây gì thì xây, xây bao nhiêu cái thì xây. Từ bao giờ mà các Thông tư, Nghị định có thể đứng ở bên trên Luật vậy hả thưa mấy anh luật sư?
Đã thế anh Hải Đức còn mạnh miệng lưu ý thêm rằng “Việc nào đúng quy định pháp luật, bảo đảm trật tự chung thì không chỉ riêng người dân mà giới hành nghề luật cũng hoàn toàn tán thành. Nhưng đừng vì nhân danh lợi ích nhà nước mà hành xử không đúng quy định của pháp luật”.
Anh phát biểu rất hay khi đưa cả đoàn luật sư và một vấn đề nhạy cảm là lợi ích nhà nước ra làm tấm khiên đỡ cho phát biểu của mình. Tuy nhiên, lúc ông Hải cho tháo dỡ mấy cái chốt đó, ông Hải đã giải thích rõ ràng rằng việc lập chốt bảo vệ các cơ quan trung ương tại địa phương “phải có sự đồng ý, giấy phép của địa phương”. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước chưa hoàn thành các thủ tục này với thành phố. Mặt khác, mỗi trụ sở chỉ cần 2 vọng gác nhưng ngân hàng lại làm đến 6 cái là không đúng. Và sau khi làm việc với đại diện của Ngân hàng, thì ông Hải đã tạm trả lại các vọng gác, nhưng yêu cầu phải sớm hoàn thành các giấy phép.
Ông Hải tiến hành cưỡng chế dựa trên những quy định pháp luật rõ ràng và rành mạch, anh luật sư lại ám chỉ người ta nhân danh lợi ích nhà nước mà làm càn, hô hào chính quyền đang lạm quyền. Đây không phải lạm quyền, mà là làm đúng chức trách nhiệm vụ. Bản thân tôi thấy anh đang lợi dụng chức danh luật sư để phát biểu nhằm vào mục đích nào đó thì đúng hơn.
Ngoài ra anh còn đưa ra một số biện pháp để giải quyết vấn đề, tuy nhiên cách anh đưa ra người ta đã nghĩ đến từ hàng chục năm nay. Vì không khả thi nên mới buộc 1 Phó chủ tịch quận xuống đường. Để giờ quận nào cũng có lãnh đạo xuống đường dọn dẹp trả lại vỉa hè cho người đi bộ. Hiệu ứng lan tỏa như vậy so với cách của anh thì cái nào hay hơn thưa luật sư?
Trong bài viết còn đưa ra quan điểm của 1 luật sư giấu tên nào đó cũng thuộc đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh. Anh phát biểu cũng đao to búa lớn, nhưng tôi không bàn luận về anh, bởi vì cái thủ thuật dùng người “giấu tên” như thế này cũng không xa lạ gì, nếu không muốn nói là đã quá “thuộc lòng”. Giấu tên thì là ai, là anh, là tôi, hay chính là người viết “ném đá giấu tay”. Tôi chỉ thắc mắc nếu cái anh giấu tên ấy mà là luật sư thật, thì anh ta có biết gì về luật hay không mà thôi.
Thực tế mà nói, sau khi đọc hết bài viết này, tôi không rõ lắm đây là phát biểu của các anh luật sư cái gì cũng biết chỉ không biết luật, hay là thủ pháp của 1 anh nhà báo nào đó mượn danh luật sư để làm chuyện mưu đồ cá nhân. Bởi vì không am hiểu gì về luật nhưng lại phán xét một cách mạnh dạn về mọi vấn đề như thế này, thì chỉ có thể là nhà báo mà thôi.
Thêm nữa bài viết đã dùng thủ thuật đâm chọt kiểu “đánh tráo khái niệm” rất quen thuộc. Bắt đầu từ việc các anh đưa ra các văn bản pháp luật từ tận đẩu tận đâu, đẩy người đọc ra xa khỏi các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến vấn đề, rồi khi người đọc đang mơ mơ màng màng, thì khẳng định ngay một cái rằng ông Hải đang làm sai. Cứ như trên trời rơi xuống vậy. Người đọc phải luôn luôn thật tỉnh táo mới không bị mắc lừa bởi những cách viết đâm chọt công kích cá nhân kiểu như thế này. Còn ông Hải, với sự nhiệt tình năng nổ của mình, xem ra lại động chạm vào chỗ nào đó rồi.
Bạn đọc Hoàng Phương