Sau khi trở thành nền kinh tế số 2 thế giới, với dự trữ ngoại hối 3.000 tỷ USD, với lợi nhuận khủng, các doanh nghiệp Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch mua bán các hãng công nghệ thông tin, viễn thông, tài nguyên, khoáng sản, ô tô, hàng không, khách sạn, phim ảnh... của Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Canada, Úc, Hàn Quốc.
Đặc biệt trong năm 2015, 2016, các công ty Trung Quốc đã mua lại tài sản ở nước ngoài với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử, tổng giá trị mua các công ty nước ngoài của các công ty Trung Quốc đạt xấp xỉ 250 tỷ USD mỗi năm (bằng 3 lần tổng giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán Việt Nam).
Theo Bloomberg, trong 10 năm 2006-2016 tổng số tiền mà các doanh nghiệp Trung Quốc bỏ ra để mua các doanh nghiệp nước ngoài lên đến 754 tỷ USD. Số tiền này gấp gần 10 lần vốn hoá toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm 2016.
Trung Quốc sẽ mua cả thế giới |
NHÓM CÔNG NGHỆ
1. Lenovo - IBM (Mỹ)
Năm 2004, Lenovo mua lại bộ phận PC IBM Thinkad của IBM với số tiền 1,75 tỷ USD. Tiếp đến năm 2014 Lenovo tiếp tục bỏ ra 2,3 tỷ USD mua tiếp bộ phận máy chủ Intel x86 của IBM.
2. TCL - Acatel (Pháp)
Năm 2005, TCL mua lại Acatel (Pháp) với giá 200 triệu USD.
3. Baidu - Wireless
Năm 2013, Baidu đã mua kho ứng dụng di động 91 Wireless với giá 1,9 tỷ USD.
4. Lenovo - Motorola Mobility (Mỹ)
Năm 2014, Lenovo mua lại Motorola Mobility (Mỹ) với giá 2,91 tỷ USD.
5. Tencent - Supercell (Phần Lan)
Năm 2016, Tencent mua lại Supercell, công ty sản xuất game mobile Phần Lan với giá 8,6 tỷ USD
6. Haier Group - General Electric (Mỹ)
Năm 2016, Haier Group mua lại bộ phận thiết bị gia đình của General Electric với giá 5,4 tỷ USD.
7. Alibaba - Lazada (Singapore)
Năm 2016, Alibaba mua lại hãng thương mại điện tử Lazada (Singapore) với giá 1 tỷ USD.
8. Tianjin Tianhai - Micro Ingram
Năm 2016, Tianjin Tianhai mua lại hãng phân phối Micro Ingram thiết bị Tin học với giá 6 tỷ USD.
9. Media Group -Kuka (Đức)
Media Group đax mua lại công ty sản xuất đồ chơi Đức Kuka với giá 1,3 tỷ USD cho 25% cổ phần và hiện tại đã nắm giữ 50% cổ phần Kuka.
NHÓM TỔNG HỢP
1. ChemChina - Syngenta AG (Thuỵ Sĩ)
Năm 2015, thương vụ ChemChina mua lại Syngenta AG, công ty phân bón, thuốc trừ sâu Thuỵ Sĩ với giá là 43 tỷ USD
2. Zhongwang International - Aleris (Mỹ)
Zhongwang International mua lại Aleris, công ty sản xuất Nhôm của Mỹ với giá 2,3 tỷ USD.
3. CNOOC - NEXEN (Canada)
Năm 2013, Tập đoàn dầu khí Trung Quốc mua lại công ty năng lượng Nexen Canada với giá 15,2 tỷ USD.
4. Dilan Wanda - Sunseekers(Anh)
Dilan Wanda mua lại hãng sản xuất du thuyền Anh Sunseekers (Anh) với giá 982 triệu USD.
5. Bright Food - Weetabix (Anh)
Đầu năm 2015 Brighr Food, một trong những công ty thực phảm lớn nhất Trung Quốc đã mua lại nhà sản xuất ngũ cốc lớn thứ 2 vương quốc Anh.
5. ChemChina - Pirelli (Ý)
Năm 2015 ChemChina mua lại nhà sản xuất lốp xe nổi tiếng nhất thế giới Pirelli Ý với giá 7,7 tỷ USD.
6. ChemChina - KraussMaffei (Đức)
Đầu năm 2016 ChemChina mua lại tạp doand KraussMaffei, nhà cung cấp máy mác thiết bị Đức với giá 1 tỷ USD.
ChemChina cũng đang tiếp cận tập đoàn năng lượng BG Group (trước đó Royal Dutch Sell đã có kế hoạch mua lại BG Group với giá 52 tỷ USD).
7. Henam Shineway Industry - Smithfield
Năm 2013 Henan Shineway Industry Group mua hãng chế biến thực phẩm Smithfield Foods với giá 7,3 tỷ USD.
NHÓM KHÁCH SẠN
8. Anbang - Waldorf Astoria (Mỹ)
Tập đoàn bảo hiểm Anbang đã mua khách sạn Waldorf Astoria New York (Mỹ) với giá 1,95 tỷ USD. Trước đó Anbang đã mua lại nhiều khách sạn khác ở Pháp và châu Âu.
Trước đó Anbangmua một công ty kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng hạng sang của Mỹ từ quĩ đầu tư Blackstone Group LP của Mỹ với giá 6,5 tỷ USD. Các khu bất động sản cao cấp này bao gồm chuỗi các khu nghỉ dưỡng và khách sạn Ritz-Carlton ở California, Four Seasons tại Jackson Hole, Wyoming và khách sạn JW Marriott Essex House gần Công viên Trung tâm ở Manhattan, New York.
NHÓM Ô TÔ
1. Geely - Volvo
Geely mua Volvo với giá 1,8 tỷ USD.
2. Đông phong - Peugeot Citroen
Đông Phong mua Peugeot Citron với giá 1,1 tỷ (mua cổ phiếu)
3. Nanjing - MG Rover
Namjing mua lại MG Rover của Anh
NHÓM PHIM ẢNH
Wanda đã mua lại hãng phim Mỹ Legendary Entertainment, với giá 3,5 tỉ đô la. Legendary Entertainment, là hãng phim Hollywood đã sản xuất Đại chiến hai thế giới (Warcraft) và Thế giới khủng long (Jurassic World).
Tháng 7 2016, Wanda cũng thâu tóm hai rạp chiếu phim lớn nhất châu Âu, Odeon và UCI Cinemas trị giá 1,2 tỷ USD.
Trước đó, năm 2012, Wanda cũng đã mua rạp chiếu phim lớn nhất nước Mỹ, AMC Entertainment với giá 2,6 tỷ USD.
Tập đoàn Dalian Wanda của Trung Quốc đã nhất trí chi 1 tỷ USD để mua lại Dick Clark Productions, công ty điều hành giải thưởng điện ảnh danh giá Quả cầu vàng và cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Mỹ.
NHÓM HÀNG KHÔNG
Từ năm 2009, Tập đoàn HNA bỏ ra ít nhất 19 tỷ USD, thực hiện hàng loạt vụ mua bán trong lĩnh vực hàng không trên thế giới. Trước đó, HNA đã mua cổ phần tại hãng Hàng không Virgin Australia và đang trong quá trình đàm phán để mua 49,99% cổ phần cùng quyền kiểm soát hoạt động của Công ty Cung cấp ăn uống Servair của Air France-KLM với giá 475 triệu euro (529 triệu USD).
HNA đã mua Swissport International AG của Thụy Điển với giá 2,8 tỷ USD và đang có kế hoạch tiếp cận mua London City Airport.
CÁC DOANH NGHIỆP LỚN TRUNG QUỐC RẤT ĐÀNG GỜM
Theo Fortune, trong số 50 doanh nghiệp lớn nhất thế giới trong danh sách Fortune 500, Trung Quốc có 12 doanh nghiệp, Mỹ có 21 doanh nghiệp, còn lại 17 doanh nghiệp thuộc Anh, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Thuỵ Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Các doanh nghiệp lớn Trung Quốc bao gồm (Tên công ty, thứ tự, lợi nhuận tỷ USD):
1. State Grid, #2, 10.201
2. China National Petrolium, #3, 7.091
3. Cinopec Group, #4, 3.595
4. Industrial & Commercial Bank of China, #15, 44.098
5. China Construction Bank, #22, 36.303
6. Hon Hai Precision Industry, #25, 4.627
7. China State Construction Enginering, #27, 2.251
8. Agricultural Abank of China, #29, 28.735
9. Bank of China, #35, 27.186
10. Ping An Insurance, #41, 8.625
11. China Mobile Communication, #45, 8.625
12. SAIC Motor, #46, 4.741
50 doanh nghiệp lớn nhất thế giới (Fortune 500) có tổng lợi nhuận là 419.392 tỷ USD, trong đó:
- 21 doanh nghiệp lớn Mỹ có tổng lợi nhuận là 194.194 tỷ USD
- 12 doanh nghiệp lớn Trung Quốc có tổng lợi nhuận là 158.862 tỷ USD
- 17 doanh nghiệp lớn Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc có tổng lợi nhuận là 66.336 tỷ USD.
Như vậy 12 doanh nghiệp Trung Quốc có tổng lợi nhuận bằng 81.81% tổng lợi nhuận của 21 doanh nghiệp lớn của Mỹ và bằng 2,4 lần tổng lợi nhuận của 17 doanh nghiệp lớn Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Trong top 50 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, ngoài Walmart đứng số 1, thì vị trí số 2, số 3 và số 4 là 3 doanh nghiệp Trung Quốc là State Grid, China National Petrolium, Cinopec Group. Chưa hết trong 10 doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất, Apple đứng số 1 với lợi luận là 53.394 tỷ USD, tiếp theo là 4 doanh nghiệp Trung Quốc đứng từ thứ 2 đến thứ 5 là ICB of China, China Construction Bank, Agricultural Bank of China và Bank of China với lợi nhuận lần lượt là 44.098 tỷ USD, 36.303 tỷ USD, 28.735 tỷ USD và 27.186 tỷ USD, vượt tất cả các doanh nghiệp lớn của Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Hàn Quốc...
Để các bạn dễ hình dung về lợi nhuận của các công ty Trung Quốc, tôi ví thế này: Lợi nhuận của ICB of China gấp 4,4 lần doanh thu và gấp 22 lần lợi nhuận của tập đoàn Viettel, một tập đoàn công nghệ lớn nhất Việt Nam.
Về quản trị, 3 doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc có qui mô cực lớn với số nhân viên lần lượt là 810.538, 927.839 và 1.589.508 nhân viên. Để quản trị 1.5 triệu nhân viên làm ăn có lãi thì hiển nhiên hệ thống quản trị, năng lực lãnh đạo và quản trị phải cực kỳ xuất sắc.
Với tổng lợi nhuận khủng khiếp như vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch mua bán rất nhiều các hãng công nghệ thông tin, viễn thông, ô tô, hàng không, khách sạn, phim ảnh... của Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc khiến chính phủ Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Úc... đang hết sức lo ngại.