Là một nhân viên trong lĩnh vực IT, văn phòng ắt hẳn bạn phải làm việc thường xuyên với cường độ tập trung lớn, dẫn đến thiếu ngủ thường xuyên, sức khỏe suy giảm, mất khả năng tập trung sáng tạo.
Trước những mặt trái tiêu cực của việc thiếu ngủ, một nghiên cứu khoa học mang tên Polyphasic Sleep đã ra đời. PS (Polyphasic Sleep) tức ám chỉ kiểu ngủ nhiều giấc trong ngày, với mục đích ban đầu là rút gọn tối đa thời gian ngủ. Gần đây, người ta nghiên cứu và đưa ra thêm các kiểu ngủ PS mới, tối ưu hơn cho sức khỏe. đảm bảo về hiệu quả giấc ngủ tốt nhất, giúp bạn hồi phục nhanh sức khỏe cơ thể lẫn tinh thần.
Cách ngủ ngắn nhưng hiệu quả cho dân công nghệ, văn phòng |
Người bình thường cần tổng cộng khoảng 3 - 3,5 tiếng để nạp SWS + REM cho một giấc ngủ. Đó là thời gian lý tưởng (với trẻ em đang phát triển hoặc teen thì cần nhiều hơn một chút). Tuy nhiên, trong giấc ngủ còn có những giai đoạn Light Sleep (nghĩa là những khoảng thời gian không có tác dụng gì), nó chỉ làm tăng thời gian ngủ của bạn lên. Với giấc ngủ liên tục khoảng 8 - 8,5 tiếng, bạn nhận được khoảng 3 - 4 tiếng SWS + REM, tức là tương đối đầy đủ (cho trước rằng bạn ngủ ngon suốt 8 tiếng). Do đó những cách ngủ thông thường dưới 3- 4 tiếng sẽ không hợp lý vì giấc ngủ lý tưởng (không có Light Sleep) là không tồn tại.
Từ những nguyên tắc cung cấp SWM và REM trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra 3 kiểu ngủ phổ biến là: Segmented (6,5 - 7 tiếng), Dual Core (5 - 6 tiếng), Everyman (4 - 5 tiếng). Và nó được sắp xếp theo quy trình sau:
1) Ngủ đúng giờ, bao nhiêu tiếng là tùy bạn.
2) Ngủ Segmented
3) Dual Core.
4) Everyman.
Với 4 bước trên, bạn có thể dừng lại ở bước 2 hoặc bước 3, ko cần thiết phải đi đủ 4 bước. Ở bước 2 và 3, bạn được cung cấp hiệu suất làm việc tốt nhất, ở bước 4 nó giảm bớt đi. Và bạn đừng nghĩ bước 1 cho bạn hiệu suất cao hơn bước 2 và 3, nó hoàn toàn thấp hơn. Tức là ngủ 1 giấc, dù 8 - 9 tiếng cũng ko bằng ngủ Segmented 6,5 tiếng.
Sau đây là cách thực hiện, ,mỗi bước kéo dài khoảng 1 - 2 tuần, có thể 1 - 2 tháng nên bạn cần phải kiên trì thực hiện:
*Bước 1 có thể bỏ qua, đi thẳng vào bước 2, nhưng như vậy bạn sẽ hơi buồn ngủ vào những ngày đầu.
Có một cách khác để đi thẳng vào bước 3 (hoặc bước 4) mà ko cần qua 2 bước trung gian như sau: bạn sẽ không ngủ 1 đêm đầu tiên. Từ sáng hôm sau trở đi, bạn sẽ ngủ 20 phút bất kì lúc nào bạn buồn ngủ, với 2 điều kiện:
1) Giấc ngủ chỉ được 20 phút, ko hơn ko kém. Tuyệt đối không được ngủ lố.
2) Hai giấc kế tiếp phải cách nhau ít nhất 1,5 tiếng. Ví dụ bạn ngủ 20 phút vào 6 AM, bạn sẽ được quyền ngủ tiếp vào 8 AM.
Bạn sẽ ngủ như vậy khoảng 2 - 3 ngày, sau đó đi thẳng vào bước 3 (hoặc 4). Cách này giúp bạn nén giấc ngủ lại, phù hợp với lịch ngủ mới, đồng thời nó cũng reset đồng hồ sinh học của bạn. Tuy nhiên bạn phải trả giá bằng sự mệt mỏi suốt cả ngày. Nếu bạn có dịp nghỉ khoảng 4 - 5 ngày liên tục, hãy thử, còn không thì đừng thử cách này.
Cuối cùng những ưu điểm của phương pháp này là gì?
- Vì chia nhỏ giấc ngủ, cho nên quãng thời gian lãng phí ở Light Sleep bị giảm, hiệu quả giấc ngủ tăng.
- Thứ hai, nó làm tăng % REM trong quá trình ngủ, bởi vì buộc cơ thể phải thích nghi với khoảng thời gian ngắn hơn. Do đó, cơ thể chúng ta tự loại bỏ khoảng thời gian thừa là Light Sleep.
- Thứ ba, bạn không phải ngủ đủ 8 tiếng/ngày hay 1/3 cuộc đời bạn. Như vậy, thời gian tỉnh táo của bạn sẽ tăng lên, bạn có thể làm việc nhiều hơn mà vẫn giữ được sức khỏe như vậy. Một giấc ngủ Polyphasic Sleep chỉ chiếm tổng thời gian 2 tiếng đồng hồ/ ngày, tức là 1/12 thời gian cuộc đời, chứ ko phải 1/3 như bình thường.
- Thứ tư, cơ thể luôn luôn trong trạng thái tâm lý tốt, vì lúc nào cũng như vừa ngủ dậy.
- Thứ năm, ăn nhiều, hoạt động nhiều (vì thức nhiều) nên khỏe hơn bình thường.
- Thứ sáu, thông tin tham khảo thêm, đó là thiên tài khoa học vĩ đại mọi thời đại Leonardo Da Vinci chính là người đầu tiên, nổi tiếng với lịch ngủ như thế này. Cụ thể, ông chỉ ngủ 15 phút trong mỗi 4 tiếng đồng hồ trong 1 ngày, tức là 1 tiếng 30 phút trong 1 ngày. Tuy vậy, ông vẫn sống đến năm 67 tuổi. Con số này bình thường, nhưng bạn nên biết, ở thế kỷ 15 - 16, tuổi thọ trung bình của con người chỉ là 20-30 tuổi, còn ngay cả hiện tại, tuổi thọ trung bình của chúng ta chỉ là 71 tuổi. Rất bất ngờ phải không?
Tham khảo: Businessinsider