LÀM GÌ KHI BIẾT CON BỊ XÂM HẠI?
Dưới đây là những lời khuyên của tổ chức Parents Protect (Anh quốc) đối với các bậc cha mẹ và người thân có trẻ bị xâm hại tình dục.
CÁCH BẠN PHẢN ỨNG VỚI TRẺ LÀ CỰC KỲ QUAN TRỌNG
3/4 số trẻ bị xâm hại tình dục không nói cho bất kỳ ai và nhiều người trong số họ giữ bí mật đó cho tới tận lúc nhắm mắt xuôi tay. Những kẻ xâm hại tình dục nhiều khả năng là người chúng ta biết, thậm chí có thể là người chúng ta quý mến.
8/10 đứa trẻ bị xâm hại tình dục biết thủ phạm là ai. Đó là người trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, người trông trẻ – nhiều người giữ những vị trí cao trong xã hội. Mối quan hệ giữa thủ phạm và nạn nhân càng gần gũi thì họ càng ít nói về điều đó.
Làm gì khi biết CON bị Xâm Hại |
Phản ứng với trẻ kịp thời với lòng yêu thương
Nếu bạn thấy trẻ đang cố nói cho bạn biết hoàn cảnh của nó, hãy đáp lại một cách nhanh chóng với tất cả sự thương yêu và săn sóc của mình.
Hãy đặt trọn niềm tin vào đứa trẻ
Khi một đứa trẻ tin bạn đến mức kể cho bạn về việc nó bị xâm hại tình dục, bạn hãy luôn nhớ rằng rất hiếm khi chúng nói dối. Mặc dù thật khó để tin rằng một người bạn tin tưởng lại có thể xâm hại đứa trẻ, khả năng trẻ vu khống về hành vi tình dục của người lớn là rất ít.
Áp lực khiến cho trẻ giấu diếm chuyện bị lạm dụng tình dục là rất lớn. Phải cực kỳ can đảm thì trẻ mới chịu nói. Việc trẻ chối hay rút lại lời đã nói cũng khá phổ biến. Đôi khi, cách trẻ đánh giá về sự việc có thể thay đổi theo thời gian. Điều này là bình thường và không nên là lý do khiến bạn không tin lời trẻ nữa.
Luôn ủng hộ trẻ
Bạn phải cho trẻ thấy là bạn luôn luôn ủng hộ chúng. Đừng bao giờ làm ngơ với những gì chúng nói.
Hãy bình tĩnh
Nếu trẻ nói với bạn về chuyện bị xâm hại tình dục, đừng nổi nóng. Hãy giữ bình tĩnh và vững vàng. Nếu bạn nổi nóng, trẻ có thể nghĩ là bạn sẽ phạt chúng – bạn vô tình phản ứng đúng như những gì kẻ thủ ác mong muốn.
Luôn săn sóc trẻ
Luôn làm cho trẻ biết rằng bạn yêu chúng và chúng không làm gì sai cả. Luôn nói với trẻ như vậy. Trẻ sẽ muốn thấy rằng người lớn tin chúng và sẽ làm mọi thứ để bảo vệ chúng. Hãy chắc chắn là trẻ biết rằng việc chúng nói với bạn là hoàn toàn đúng đắn và bạn rất vui vì trẻ đã tìm đến nói với bạn.
Đối mặt với thực tế
Khi biết được sự việc, người lớn phải đối mặt với nó và bảo vệ đứa trẻ bằng mọi giá.
Làm tất cả những gì có thể để tránh cho trẻ khỏi những mối nguy hại khác.
Nhờ giúp đỡ
Liên hệ với chuyên gia để nhờ họ chỉ cho bạn cách bảo đảm an toàn và hàn gắn vết thương này. Bạn cũng cần sự trợ giúp của cảnh sát để bảo vệ trẻ và đưa thủ phạm ra ánh sáng.
Đừng tuyệt vọng và buông xuôi
Trẻ có thể phục hồi được sau khi bị xâm hại tình dục. Rất đau đớn khi biết người bạn yêu thương bị xâm hại, nhưng việc trẻ phục hồi là hoàn toàn có thể.
TRẺ CÓ THỂ CẢM THẤY NHƯ THẾ NÀO?
Sợ hãi
Sợ kẻ xâm hại sẽ làm hại mình hoặc người thân.
Sợ rằng sẽ không có ai tin chúng.
Lo lắng về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Hoang mang và giằng xé.
Không chắc chắn có thể tin được ai.
Cảm thấy muốn bảo vệ và/hoặc thương người đã xâm hại mình.
Hối tiếc vì đã nói ra chuyện này (và có thể rút lại lời đã nói).
Tội lỗi và xấu hổ
Tin rằng bản thân phải chịu trách nhiệm cho việc bị xâm hại.
Cảm thấy tội lỗi vì đã kể ra và làm gia đình đau khổ.
Cảm thấy xấu hổ nếu có khoái cảm sinh lý khi bị xâm hại.
Hy vọng và thanh thản
Cảm thấy nhẹ nhõm khi trút được gánh nặng giữ bí mật.
Cảm thấy hy vọng rằng việc xâm hại sẽ chấm dứt từ đây.
TRƯỜNG HỢP VIỆC XÂM HẠI XẢY RA TRONG GIA ĐÌNH
Nhờ người ngoài giúp đỡ
Nếu đứa trẻ bị người trong gia đình xâm hại, mỗi người trong gia đình đều sẽ cảm thấy bị ảnh hưởng. Thông thường, gia đình sẽ cần người ngoài trợ giúp để vượt qua được những cảm xúc này và để hướng dẫn họ cách hàn gắn vết thương gia đình.
Những cảm xúc mâu thuẫn
Khi sự việc xảy ra trong nội bộ gia đình, nỗi đau chúng ta phải trải qua có thể là những cảm xúc vừa hoang mang, vừa giằng xé. Bạn có thể cảm thấy đau khổ tột cùng về những gì xảy ra với đứa trẻ, vừa vẫn thương yêu và lo lắng cho thủ phạm.
CHA MẸ VÀ NGƯỜI THÂN CÓ THỂ CẢM THẤY NHƯ THẾ NÀO?
Tức giận
Lên cơn thịnh nộ với kẻ đã hãm hại đứa trẻ, kẻ phản bội lại sự tin tưởng của bạn và lừa dối bạn.
Nổi nóng với trẻ vì nó đã không nói cho bạn sớm hơn.
Tội lỗi
Cảm thấy tội lỗi vì đã không trông chừng để bảo vệ trẻ đúng lúc (ngay cả khi bạn biết rằng kẻ xâm hại đã làm việc này một cách hết sức kín kẽ).
Cảm thấy tội lỗi vì đã trót yêu thương và quan tâm tới kẻ xâm hại đứa trẻ.
Sợ hãi
Sợ hãi về chuyện việc này sẽ ảnh hưởng thế nào tới đứa trẻ.
Sợ hãi về tương lai của gia đình và hậu quả xảy ra với kẻ xâm hại.
Tin rằng bản thân phải chịu trách nhiệm cho việc bị xâm hại.
Cảm thấy tội lỗi vì đã kể ra và làm gia đình đau khổ.
Cảm thấy xấu hổ nếu có khoái cảm sinh lý khi bị xâm hại.
Hy vọng và thanh thản
Cảm thấy nhẹ nhõm khi trút được gánh nặng giữ bí mật.
Cảm thấy hy vọng rằng việc xâm hại sẽ chấm dứt từ đây.
TRƯỜNG HỢP VIỆC XÂM HẠI XẢY RA TRONG GIA ĐÌNH
Nhờ người ngoài giúp đỡ
Nếu đứa trẻ bị người trong gia đình xâm hại, mỗi người trong gia đình đều sẽ cảm thấy bị ảnh hưởng. Thông thường, gia đình sẽ cần người ngoài trợ giúp để vượt qua được những cảm xúc này và để hướng dẫn họ cách hàn gắn vết thương gia đình.
Những cảm xúc mâu thuẫn
Khi sự việc xảy ra trong nội bộ gia đình, nỗi đau chúng ta phải trải qua có thể là những cảm xúc vừa hoang mang, vừa giằng xé. Bạn có thể cảm thấy đau khổ tột cùng về những gì xảy ra với đứa trẻ, vừa vẫn thương yêu và lo lắng cho thủ phạm.
CHA MẸ VÀ NGƯỜI THÂN CÓ THỂ CẢM THẤY NHƯ THẾ NÀO?
Tức giận
Lên cơn thịnh nộ với kẻ đã hãm hại đứa trẻ, kẻ phản bội lại sự tin tưởng của bạn và lừa dối bạn.
Nổi nóng với trẻ vì nó đã không nói cho bạn sớm hơn.
Tội lỗi
Cảm thấy tội lỗi vì đã không trông chừng để bảo vệ trẻ đúng lúc (ngay cả khi bạn biết rằng kẻ xâm hại đã làm việc này một cách hết sức kín kẽ).
Cảm thấy tội lỗi vì đã trót yêu thương và quan tâm tới kẻ xâm hại đứa trẻ.
Sợ hãi
Sợ hãi về chuyện việc này sẽ ảnh hưởng thế nào tới đứa trẻ.
Sợ hãi về tương lai của gia đình và hậu quả xảy ra với kẻ xâm hại.
Mất mát và cô độc
Đau lòng vì đã vĩnh viễn mất cuộc sống ta từng có.
Cảm thấy cực kỳ cô độc.
TIẾP CẬN THỦ PHẠM
Nếu bạn không muốn ai khác trợ giúp, bạn có thể cân nhắc tiếp cận trực tiếp với người mà bạn nghi là kẻ xâm hại. Khi đó, bạn cần phải nhớ mấy điều sau:
Đừng vội quy kết hay đối đầu với họ. Làm như vậy sẽ giúp giảm khả năng người đó tự vệ và phản ứng ngược lại.
Đi vào vấn đề cụ thể và nói rõ phản ứng của bạn cho họ.
Hỏi những câu đơn giản và thẳng thắn.
Cho người đó biết là họ có thể được giúp đỡ nếu cần, ai cũng có thể làm lại cuộc đời, trước hết bằng cách chịu trách nhiệm với những tai ương mình gây ra, trả giá cho nó, và cam kết thay đổi.
Nếu bạn quan tâm đến họ, hãy cho họ biết điều đó. Tình thương là một yếu tố quan trọng khiến cho thủ phạm thú nhận và chịu trách nhiệm với việc làm của mình.
Có thể bạn sẽ phải nói chuyện với họ nhiều lần.
KHI SỰ VIỆC VỠ LỠ, THỦ PHẠM CÓ THỂ CẢM THẤY THẾ NÀO?
Tức giận
Tức giận vì đứa trẻ đã nói ra chuyện này.
Xấu hổ và ăn năn
Cảm thấy cực kỳ căm ghét bản thân, có thể muốn huỷ hoại bản thân.
Ăn năn vì việc đã làm.
Sợ hãi
Sợ hậu quả pháp lý.
Sợ mất gia đình và người thân, mất nhà, mất danh dự, uy tín và việc làm.
Sợ cái nhìn khinh thường của mọi người.
Nếu người xâm hại cũng là trẻ nhỏ hoặc trẻ mới lớn, chúng sẽ sợ bị mang ra khỏi nhà hoặc mất bạn bè.
Khước từ
Cảm thấy có động cơ để khước từ và biện minh cho việc làm của mình.
Nhẹ nhõm và hy vọng
Cảm thấy nhẹ nhõm vì trút được gánh nặng phải giữ bí mật.
Hy vọng rằng sẽ được giúp đỡ vượt qua vấn đề mà họ đã phải âm thầm chịu đựng bấy lâu nay.
Biết trẻ bị xâm hại tình dục là một thời điểm đau đớn trong đời. Nhờ cậy người khác giúp đỡ là việc quan trọng để giúp bạn đối phó với những cảm xúc, thách thức và đưa ra được những quyết định đúng đắn.
Trong bối cảnh riêng của Việt Nam, chúng tôi khuyến nghị bạn đọc cân nhắc việc âm thầm thu thập chứng cứ về vụ việc trước khi loan báo thông tin ra ngoài.
Khi vụ việc đã vỡ lở, thủ phạm và những bên liên quan (có thể bao gồm cả cơ quan nhà nước) nhiều khả năng sẽ tìm cách che giấu, lấp liếm hành vi phạm tội. Họ có thể tiêu huỷ mọi bằng chứng, dấu vết có thể có. Khi đó, việc chứng minh tội phạm sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Khi vụ việc chưa vỡ lở, thủ phạm có thể yên tâm và mất cảnh giác. Đó là thời điểm thích hợp để bạn đưa trẻ đi xét nghiệm vết thương, truy tìm các dấu vết tinh trùng, dấu vân tay, sợi lông, tóc của thủ phạm trên cơ thể, quần áo và đồ đạc của trẻ. Việc trưng cầu giám định tâm lý của trẻ cũng nên được tiến hành. Bạn cũng có thể bí mật tìm cách lấy được dữ liệu camera an ninh trước khi thủ phạm kịp xoá, hay bí mật ghi âm lời nói của thủ phạm. Việc bí mật theo dõi người mà bạn cho là thủ phạm có thể giúp bạn thu thập được nhiều thông tin có ích cho việc tố cáo sau này.
Tất cả những động tác đó sẽ giúp vụ án được xúc tiến nhanh hơn, thay vì chỉ dựa trên lời nói và biểu hiện tâm lý của trẻ.
Đau lòng vì đã vĩnh viễn mất cuộc sống ta từng có.
Cảm thấy cực kỳ cô độc.
TIẾP CẬN THỦ PHẠM
Nếu bạn không muốn ai khác trợ giúp, bạn có thể cân nhắc tiếp cận trực tiếp với người mà bạn nghi là kẻ xâm hại. Khi đó, bạn cần phải nhớ mấy điều sau:
Đừng vội quy kết hay đối đầu với họ. Làm như vậy sẽ giúp giảm khả năng người đó tự vệ và phản ứng ngược lại.
Đi vào vấn đề cụ thể và nói rõ phản ứng của bạn cho họ.
Hỏi những câu đơn giản và thẳng thắn.
Cho người đó biết là họ có thể được giúp đỡ nếu cần, ai cũng có thể làm lại cuộc đời, trước hết bằng cách chịu trách nhiệm với những tai ương mình gây ra, trả giá cho nó, và cam kết thay đổi.
Nếu bạn quan tâm đến họ, hãy cho họ biết điều đó. Tình thương là một yếu tố quan trọng khiến cho thủ phạm thú nhận và chịu trách nhiệm với việc làm của mình.
Có thể bạn sẽ phải nói chuyện với họ nhiều lần.
KHI SỰ VIỆC VỠ LỠ, THỦ PHẠM CÓ THỂ CẢM THẤY THẾ NÀO?
Tức giận
Tức giận vì đứa trẻ đã nói ra chuyện này.
Xấu hổ và ăn năn
Cảm thấy cực kỳ căm ghét bản thân, có thể muốn huỷ hoại bản thân.
Ăn năn vì việc đã làm.
Sợ hãi
Sợ hậu quả pháp lý.
Sợ mất gia đình và người thân, mất nhà, mất danh dự, uy tín và việc làm.
Sợ cái nhìn khinh thường của mọi người.
Nếu người xâm hại cũng là trẻ nhỏ hoặc trẻ mới lớn, chúng sẽ sợ bị mang ra khỏi nhà hoặc mất bạn bè.
Khước từ
Cảm thấy có động cơ để khước từ và biện minh cho việc làm của mình.
Nhẹ nhõm và hy vọng
Cảm thấy nhẹ nhõm vì trút được gánh nặng phải giữ bí mật.
Hy vọng rằng sẽ được giúp đỡ vượt qua vấn đề mà họ đã phải âm thầm chịu đựng bấy lâu nay.
Biết trẻ bị xâm hại tình dục là một thời điểm đau đớn trong đời. Nhờ cậy người khác giúp đỡ là việc quan trọng để giúp bạn đối phó với những cảm xúc, thách thức và đưa ra được những quyết định đúng đắn.
Trong bối cảnh riêng của Việt Nam, chúng tôi khuyến nghị bạn đọc cân nhắc việc âm thầm thu thập chứng cứ về vụ việc trước khi loan báo thông tin ra ngoài.
Khi vụ việc đã vỡ lở, thủ phạm và những bên liên quan (có thể bao gồm cả cơ quan nhà nước) nhiều khả năng sẽ tìm cách che giấu, lấp liếm hành vi phạm tội. Họ có thể tiêu huỷ mọi bằng chứng, dấu vết có thể có. Khi đó, việc chứng minh tội phạm sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Khi vụ việc chưa vỡ lở, thủ phạm có thể yên tâm và mất cảnh giác. Đó là thời điểm thích hợp để bạn đưa trẻ đi xét nghiệm vết thương, truy tìm các dấu vết tinh trùng, dấu vân tay, sợi lông, tóc của thủ phạm trên cơ thể, quần áo và đồ đạc của trẻ. Việc trưng cầu giám định tâm lý của trẻ cũng nên được tiến hành. Bạn cũng có thể bí mật tìm cách lấy được dữ liệu camera an ninh trước khi thủ phạm kịp xoá, hay bí mật ghi âm lời nói của thủ phạm. Việc bí mật theo dõi người mà bạn cho là thủ phạm có thể giúp bạn thu thập được nhiều thông tin có ích cho việc tố cáo sau này.
Tất cả những động tác đó sẽ giúp vụ án được xúc tiến nhanh hơn, thay vì chỉ dựa trên lời nói và biểu hiện tâm lý của trẻ.
Nguồn: angelicluonghoanganh