Thứ Bảy

6 mánh 'làm tiền' khách hàng của thợ sửa chửa điều hòa, bạn nên đọc để tránh bị lừa trắng trợn nhé

Hóa ra đây là 6 mánh “làm tiền” khách hàng của thợ sửa chửa điều hòa, bạn nên đọc để tránh bị lừa trắng trợn nhé

Bữa trước máy lạnh nhà tôi hay bị tắt giữa chừng khi đang chạy, vì không biết sửa nên tôi có bảo vợ gọi thợ quen đến sửa nhưng hôm đấy ông ấy bận nên vợ tôi gọi người khác. Đến khi họ tới thì tôi lại bận việc công ty nên phải ra ngoài. Tối về đến nhà thì nghe vợ bảo là do quạt ở cục nóng bị cháy dây nên quạt hay dừng giữa, chỉ cần thay là được, xong còn bơm thêm gas vào. Tới đấy tôi mới thấy lạ vì nhà tôi mới vệ sinh máy lạnh và bơm gas tháng trước đây mà, dùng ít thì 3 – 5 năm sau mới bơm, dùng nhiều thì 1 – 2 năm là bơm. Sáng hôm sau tôi gọi anh thợ quen tới xem giúp, máy lạnh ngoài việc bị hư quạt ra thì không cần phải bơm gì cả vì gas lần trước còn đầy, gas cũng không bị xì, phải đến tận 2 – 3 sau mới phải bơm. Đến lúc đấy tôi mới biết vợ mình bị thợ “chơi chiêu” rồi, giờ gọi mắng vốn cũng chả giúp được gì, thôi thì xem như của đi thay người.

6 mánh 'làm tiền' khách hàng của thợ sửa chửa điều hòa, bạn nên đọc để tránh bị lừa trắng trợn nhé
Sau trường hợp đó, tôi cũng muốn cảnh báo với các gia đình, đặc biệt là các chị em nội trợ khi gọi thợ sửa máy lạnh đến nhà để bảo dưỡng máy, phải tuyệt đối đề phòng để tránh một số thành phần bất hảo giở trò. Tôi không hề quy chụp tất cả những ai làm nghề sửa máy, chỉ muốn chia sẻ để mọi người tránh nên các anh làm trong nghề có đọc được thì cũng đừng nghiêm trọng hóa chuyện này nhé.

1. Khiến cho chúng ta bận rộn, không để ý

Với những người có ý đồ xấu, họ thường muốn đánh lạc hướng sự chú ý cũng như sự kiểm tra của khách hàng khi họ thực hiện việc bảo dưỡng để dễ dàng giở trò hơn nên sẽ tìm mọi cách để mọi người phân tâm như bảo họ xử lý được nên chúng ta cứ yên tâm làm việc riêng hoặc nhờ chúng ta lấy nước, hỏi han chuyện cuộc sống…

Nhiều người cho rằng họ làm như thế chỉ muốn tỏ ra thân thiện để khách hàng yên tâm nhưng ai mà biết được trong lúc chúng ta lơ là, họ sẽ làm gì?

2. Lợi dụng lý do hỏng hóc

Nếu chỉ là vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh thôi thì mọi người cũng có thể yên tâm phần nào. Nhưng nếu máy lạnh gặp vấn đề cần phải sửa chửa, thợ sẽ lợi dụng các vấn đề hỏng hóc đó để bày ra thêm những lý do khác nữa, như là dây đồng tiếp gas bị nứt, chất lượng dây đồng kém an toàn nên phải thay thế, van gas hở hoặc tấm vi mạch bị chết, tụ bị hỏng…

Đối với người rành về kim khí điện máy thì không sao, nhưng lỡ mà chỉ có chị em phụ nữ ở nhà, không biết gì về điện máy thì việc kiểm tra độ chính xác của những vấn đề mà họ đưa ra là rất khó khăn nên tốt nhất cần cân nhắc kỹ lưỡng nếu muốn để họ thay hay sửa chữa bất kỳ cái gì.

3. Ăn gian những cái lặt vặt

Mặc dù là lặt vặt nhưng ăn gian vẫn là không đúng. Họ có thể nói khống về việc chiều dài dây nối, ống dẫn… Khi chúng ta nhờ thợ lắp đặt, họ có thể nói khống những số liệu đó để thu lợi cho bản thân. Mặc dù chả đáng là bao nhiêu nhưng chẳng phải bị qua mặt như thế là rất khó chịu hay sao?

4. Chặt chém giá cả

Mua giá thấp nhưng khi lắp đặt lại nói giá cao nhằm hưởng tiền chênh lệch cũng là một mánh lời của thợ gian. Dù giá của món thay thế thấp nhưng họ có thể đội nó lên với giá gấp đôi gấp ba nhằm thu lợi, nên trước khi đồng ý mua để thay bất cứ bộ phận nào thì mọi người cũng phải tham khảo giá cả trước.

5. Ngỏ ý đem về sửa

Nhiều khi thợ sẽ đưa ra lý do như không mang theo dụng cụ cần thiết hoặc có bộ phận thay thế ở nhà nên muốn mang máy về nhà sửa. Nếu chúng ta đồng ý, có nghĩa là cho phép họ muốn làm gì thì làm nên khả năng thợ gian có thể thay đổi linh kiện máy là rất cao nên mọi người phải cân nhắc kỹ trước khi cho phép họ mang máy về nhà.

6. Bơm thiếu gas hoặc bơm gas “ảo”

Đây là trường hợp hoàn toàn có thể xảy ra với gia đình bạn vì chính gia đình tôi cũng gặp chuyện tương tự như đã kể ở ban đầu.

Đối với máy lạnh dùng ít, thì việc thay gas định kỳ nên thực hiện cứ 3 – 5 năm một lần. Đối với máy lạnh dùng thường xuyên thì nên bơm gas cứ 1 – 2 năm 1 lần. Trừ phi nào gas bị xì thì mới phải bơm gấp. Nên nếu trong quá trình sửa chưa hoặc bảo trì, nếu thợ có đề nghị bơm gas thì mọi người lưu ý phải hỏi rõ ràng và kiếm tra trước khi đồng ý để họ bơm nhé.

Ngoài 6 “mánh” kinh điển trên, mọi người hãy nhớ lưu ý khi gọi thợ đến bảo dưỡng máy lạnh nhé, bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra cả nên cẩn thận vẫn hơn. Nếu cần đến thợ sửa thì tốt nhất là mọi người nên nhờ thợ quen và lành nghề nhé.

Nguồn: QTCS.COM.VN