Thứ Bảy

7 bước làm nên toàn thắng của vua quan nhà Trần

Bước 1:

Tháng 10 năm 1282, vua quan nhà Trần tụ họp lại mở hội nghị ở bến Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên Mông. Giai cấp phong kiến không muốn chống quân Nguyên đơn độc, họ thuyết phục, chiêu mộ toàn dân cùng quyết tâm diệt giặc. Có tập thể ủng hộ làm tăng cảm giác về giá trị của bản thân, rằng đây không phải cuộc chiến bảo vệ vương vị, mà là vì lợi ích toàn dân mà chiến đấu. Sự đoàn kết của cả nước tất nhiên đem lại cảm giác về sức mạnh.

7 bước làm nên toàn thắng của vua quan nhà Trần
Bước 2:

Nhóm ghét quân Nguyên Mông muốn tạo lập một bản sắc. Họ dùng các biểu tượng, và huyền thoại để xây dựng vị thế và hạ thấp người bị ghét. Họ dùng những hành vi mang tính nghi lễ để tăng cảm giác gắn bó trong nhóm. Nếu như các nhóm đầu trọc thích dùng dấu chữ thập, cây thánh giá sắt và đi ủng nhà binh thì vua quan nhà Trần phát động tục xăm mình, khắc 2 chữ Sát Thát lên cánh tay. Sát có nghĩa là Giết, Thát nghĩa là Mông Cổ, nhằm bày tỏ rõ lòng căm thù muốn tiêu diệt quân Mông và biểu dương tính đoàn kết. Căm ghét là keo dính kết nối các thành viên của nhóm cũng như kết nối họ với mục tiêu chung, ở đây là chống giặc Nguyên.

Đồng thời, họ nhấn mạnh rằng mình hi sinh sự dễ chịu trong cuộc sống để phục vụ mục đích của nhóm, coi mình như những người lính hiến dâng cuộc sống bản thân, qua đó trao cho nó ý nghĩa và giá trị. Đại diện tiêu biểu là thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toán, một cậu bé mới 16 tuổi song nghe tin có giặc dữ đã tự huy động hơn nghìn gia nô và người nhà thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, xung phong ra trận, viết lên cờ sáu chữ:”Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, báo ơn vua)

Ở bước ba, họ giễu cợt, phỉ báng đối tượng, qua đó củng cố hình ảnh và chỗ đứng của bản thân. Cụ thể, vua quan nhà Trần nghĩ ra các áng văn thù hận (hate literature) vd như Hịch tướng sĩ để kích thích sĩ khí, trong đó có những câu như:

Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ


Hay là :


chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm


Nói chung, những tác phẩm này tạo ra một môi trường giúp căm ghét nảy nở, bởi vì cơ bản thì, những ý nghĩ hung hăng làm người ta dễ hình dung ra các hành vi hung hăng hơn.

Bước bốn khác ở mức độ tấn công đối tượng. Nếu căm ghét nguội đi, những người ghét sẽ phải nhìn vào bản thân. Để tránh chuyện này, họ nâng mức độ công kích lên một bậc. Cụ thể họ tính đến hiện thực hoá việc giao chiến bạo lực với quân Nguyên. Đến tháng Chạp năm Giáp Thân,Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông đã mời những bậc tuổi cao có uy tín trong cả nước về điện Diên Hồng ở kinh đô Thăng Long để trình bày chủ trương của triều đình. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, trong Hội nghị Diên Hồng, khi được vua hỏi có nên đánh lại quân Nguyên hay không, thì các phụ lão đã “vạn người cùng nói như từ một miệng: Đánh!”.

Ở bước năm,
họ tấn công dầu chưa có tổ chức chuyên nghiệp và vũ khí, huy động chủ yếu từ nhân dân. Đây là một bước quan trọng vì nó phân hóa những kẻ võ mồm và những kẻ xắn tay áo lên dùng bạo lực. Nguyên sử đã chép lại việc quân Nguyên sau này khi vào Đại Việt đi qua các địa phương đã thấy các thông báo của triều đình Đại Việt cho dân chúng rằng “Tất cả các quận huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến, phải liều chết mà đánh, nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng.” Hưng phấn, chất adrenaline tràn đầy trong người, nhân dân lao vào giặc như đi tìm cảm xúc mạnh. Căm hận tưới tắm căm hận.

Sang bước sáu,
nhóm căm ghét tấn công bằng quân đội và vũ khí chuyên nghiệp. Quân nhà Trần dùng gươm, dao, câu liêm, móc bay, để tấn công. Bạo lực liền tay, ở cự ly gần, cho phép họ thể hiện sự căm hận sâu sắc của mình ở cách mà súng không cho phép. Va chạm cơ thể với đối phương đem lại cảm giác quyền lực và thỏa mãn một mong mỏi sâu sắc áp đảo và chế ngự nó.

Cuối cùng, ở bước bảy,
đối tượng của căm ghét bị phá hủy.

Quân Trần mở động đợt phản công bằng trận Hàm Tử, bắt sống và chặt đầu Toa Đô ở Thiên Mạc, đốt và chiếm thuyền quân Nguyên tại Chương Dương, kế đó vây và công thành Thăng Long, cuối cùng truy kích quân Nguyên tháo chạy về phương Bắc. Khi đến sông Sách, quân Nguyên bắc cầu phao định vượt sông, nhưng bị quân Trần ập vào đánh, quân Nguyên xô nhau chạy, cầu phao đứt, nhiều binh sĩ bị chết đuối. Vượt sông, tướng Nguyên là Lý Hằng lại bị trúng tên độc, về đến Tư Minh, Lý Hằng ngấm thuốc độc chết, thọ 50 tuổi.

Quyết định được số phận của người khác, những người căm ghét cảm thấy quyền năng và sức mạnh như Chúa trời, điều này thúc đẩy họ đi tới những hành vi bạo lực tiếp theo. Cảm giác quyền lực này lấp đầy sự trống rỗng bên trong họ, cho họ cảm giác về giá trị bản thân. Những nhà viết sử đã ghi lại về kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến của quân Trần với quân Nguyên như sau:

Theo sử cũ Việt Nam, quân Nguyên chết rất nhiều, thây nằm ngổn ngang, máu chảy thành suối. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép rằng Lý Quán thu tàn quân chỉ còn lại 5 vạn người so với 50 vạn khi bắt đầu sang Đại Việt.

Như vậy là cuộc kháng chiến của quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần Thánh Tông và Nhân Tông đã toàn thắng, thể hiện “Hào khí Đông A” của Đại Việt thời ấy.


Nguồn: gwens83