Khi khối 1 của Quân đoàn 2 và Sở chỉ huy Tiền phương Quân đoàn vừa vào tới Cam Ranh ngày 10/04/1975 thì quân địch, có sự đốc chiến trực tiếp của tướng Uâyoen - Tham mưu trưởng Lực quân Mỹ đã kịp dựng lên ở Phan Rang lá chắn mạnh, mong chặn đứng và đẩy lùi cánh quân Duyên Hải đang ào ạt tiến về hướng Sài Gòn theo tuyến ven biển. Theo "giải pháp phòng thủ nới" của Uâyoen thì " tuyến phòng thủ Sài Gòn sẽ neo ở thị xã Phan Rang, lấy Xuân Lộc làm Trung tâm phòng thủ và Tây Ninh là rìa phía Tây "
Ngày này năm 1975 tướng Mỹ vào cuộc giúp ngụy quyền Sài Gòn trong cơn hấp hối |
Phan Rang là thị xã của tỉnh Ninh Thuận, cách Sài Gòn 351 Km về phía Bắc, có hai cảng biển là Tân Thanh và Ninh Chữ, có đương số 1 và đường sắt chạy qua, nối liền Sài Gòn với các tỉnh Miền Trung vừa được giải phóng. Phan Rang lúc đó được xem như tuyến đầu phía Bắc của miền Nam, cũng là quê cha đất tổ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nên không thể bỏ rơi được. Theo tính toán của BTTM Nguỵ và Cố vấn Quân sự Mỹ, sau khi ta giải phóng xong các tỉnh buộc phải để lại mỗi Tỉnh, Thành phố ít nhất là 1 trung đoàn nhằm duy trì trật tự và bổ sung quân số, trang bị. Nếu cố gắng cũng chỉ đưa vào Nam Bộ hơn 1 Quân đoàn. Bằng kinh nghiệm điều phối hành quân, BTTM Nguỵ và các Cố vấn quân sự Mỹ tinh toán và kết luận rằng: Cộng Sản phải mất 2 tháng phối trí, bổ sung lực lượng, phương tiện và cơ động mới có thể tiến công Sài Gòn...!
Sau khi ngồi trên phi cơ thị sát trực tiếp Phan Rang, tướng Toàn lập ngay một sở chỉ huy tiền phương của quân khu ở Phan Rang và cử Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi trực tiếp chỉ huy.
Với toan tính đó, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và Quân đội Việt Nam cộng hòa huy động tập trung tại đây một lực lượng quân sự mạnh, gồm: Sư đoàn 6 không quân, Lữ đoàn 2 dù, Sư đoàn 2 bộ binh, Liên đoàn 31 biệt động quân, 2 chi đoàn thiết giáp, hơn 1 tiểu đoàn pháo binh và lực lượng bảo an, dân vệ ở tiểu khu Ninh Thuận có 4 tiểu đoàn bảo an, hàng ngàn dân vệ, cảnh sát, phòng vệ… Toàn bộ lực lượng địch với hơn 10.000 tên được trang bị đầy đủ và sự yểm trợ mạnh của pháo binh và hơn 150 máy bay các loại tại sân bay Thành Sơn. Ngoài ra, ngoài khơi còn có hạm đội 7 sẵn sàng chi viện.
Với một lực lượng mạnh, Quân lực Việt Nam cộng hòa bố trí tuyến phòng thủ dày đặc, lấy cửa ngõ Du Long làm phòng tuyến then chốt, dọc theo quốc lộ 1 tổ chức nhiều tuyến phòng thủ vững chắc ở Suối Đá, Bà Râu – Kiền Kiền, Ba Tháp, Hộ Diêm, Cà Đú…, gồm đủ lực lượng, như: Trung đoàn 5 bộ binh thuộc Sư đoàn 2, Liên đoàn biệt động 31, 4 tiểu đoàn lính bảo an, lực lượng thiết giáp và các loại hỏa lực chiếm giữ trên các điểm cao dọc 2 bên đường quốc lộ 1 từ Du Long vào đến Cà Đú. Phía sau là các trận địa pháo binh, không quân sẵn sàng yểm trợ đắc lực.
Bộ Tư lệnh tiền phương Quân khu 3 ngụy đóng tại sân bay Thành Sơn, xung quanh là lực lượng của Lữ đoàn 2 dù và Sư đoàn 6 không quân được tổ chức phòng ngự liên hoàn, chặt chẽ. Phía Tây, trên đường 11 địch bố trí Trung đoàn 4 bộ binh thuộc Sư đoàn 2, cùng các đơn vị bảo an, dân vệ chốt giữ từ Đèo Cậu về đến Tháp Chàm… Với thực lực đó, chính quyền và Bộ chỉ huy Quân đội Sài Gòn nuôi hy vọng sẽ chặn đứng được Cánh quân Duyên Hải trước cửa ngõ Phan Rang. Sau khi “lá chắn thép” cơ bản được hình thành, địch dùng không quân và pháo binh đánh sập cầu Tân Mỹ trên đường 11 và nhiều cầu cống dọc tuyến quốc lộ l từ Du Long vào Phan Rang nhằm ngăn chặn xe tăng, thiếp giáp của ta tiến công, đánh chiếm vào thị xã Phan Rang và sân bay Thành Sơn.
Nguồn: Hoàng Hiền