Thứ Hai

Linh mục Đặng Hữu Nam kích động, lợi dụng trẻ em và bóp méo sự thật về ngày 30/4

Dịp 30/4, khi cả nước đang kỷ niệm ngày thống nhất non sông thì linh mục Đặng Hữu Nam lại kích động, bóp méo sự thật và đẩy trẻ em ra đường.

Tối 30/4/2017, trong bài rao giảng tại nhà thờ, Đặng Hữu Nam đã có những lời lẽ kích động, bóp méo sự thật về ngày 30/4/1975, chia rẽ mối đoàn kết dân tộc.

Đây không phải là lần đầu tiên Đặng Hữu Nam bắt các giáo dân phải tham gia những hoạt động như trên, nhưng khác với những lần trước đó, thay vì kêu gọi thành phần là người già, phụ nữ, lần này chủ yếu là học sinh, bị bắt cầm khẩu hiệu đi giữa nắng và tập hợp về nhà thờ nghe rao giảng, kích động.

Linh mục Đặng Hữu Nam kích động, lợi dụng trẻ em và bóp méo sự thật về ngày 30/4
Trước đó, Đặng Hữu Nam đã liên tục có những hành động xúi dục, tham gia gây rối trật tự công cộng trên địa bàn Quỳnh Lưu, có những lời lẽ ngông cuồng, bóp méo sự thật, kích động người dân chống đối chính quyền, gây mất trật tự, bất bình trong nhân dân.

Cảm xúc xin trích đăng ý kiến, suy nghĩ cũng là tâm tư của một giáo dân về linh mục Đặng Hữu Nam.

''... “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” câu hát của Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ khi mấy ngày nay liên tục phải chứng kiến nhiều sự việc mà Linh mục Đặng Hữu Nam, chủ chăn “nhân lành” của dân chúa đã gây ra với mọi người xung quanh. Người công giáo chúng tôi lấy làm lạ là không hiểu tại sao cha Nam lại làm như vậy, khi đường đường chính chính cha là một vị linh mục. Hẳn cha còn nhớ lời vâng phục và ưng thuận khi Đức Giám mục đọc những điều sau đây khi cha chịu chức linh mục:
- “Con quý mến, con có muốn trở thành linh mục, cộng tác viên của Giám mục trong chức linh mục, để phục vụ và dẫn dắt Dân Chúa dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần không?”

- “Con có muốn trung thành chu toàn tác vụ Lời Chúa, nghĩa là rao giảng Tin mừng và trình bày giáo lý Đức Tin công giáo theo truyền thống của Hội Thánh để ngợi khen Thiên Chúa và thánh hóa Dân Kitô giáo không?”

- “Con có muốn mỗi ngày kết hiệp với Linh Mục Thượng Phẩm là Chúa Kitô, Đấng tận hiến mình cho Cha Người và với Người, thánh hiến con cho Thiên Chúa để cứu rỗi loài người không ?”

Người công giáo thực sự bị sốc bởi những hành động của cha Nam, bởi vì linh mục là hiện thân của Đức Kitô, làm đầu của Nhiệm Thể Người là Hội Thánh, kéo dài sự nghiệp Chúa Giêsu ở trần gian để điều hành Dân Chúa, thánh hóa và rao giảng Tin mừng.

Nếu thánh Phaolô đã nhận xét về mình trong câu bất hủ: “Nay tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà Chúa Kitô sống trong tôi”, thì ít ra linh mục Nam cũng phải có những lời nói và việc làm để có thể nói lên: “Nay tôi nói và làm, nhưng không còn là tôi, mà Chúa Kitô nói và làm qua tôi" chứ.

Đã đến lúc người công giáo chúng tôi cũng phải đặt câu hỏi lớn, vậy cha Nam thực sự là ai? Việc cha đang làm là với mục đích gì?

Chúng tôi không thể mỗi ngày lại cứ tiếp tục nghe những cuộc điện thoại theo kiểu: “Cha bị người ta chặn xe, cha bị người ta đánh...” để rồi kéo nhau đi với giáo mác, gậy gộc, tuýt sắt..., lao vào ẩu đả với đồng loại của mình, những người hàng xóm, những người cùng đầu đen, máu đỏ, khi tối lửa tắt đèn có nhau.

Chúng ta hãy cùng tĩnh tâm nhìn lại một chút, từ khi cha Nam về Phú Yên đến nay, cuộc sống của chúng ta bị đảo lộn như thế nào?

Lúc nào chúng ta cũng canh cánh phải đề cao cảnh giác với chính những người anh em của mình, tại sao vậy? Không lẽ trong chúng ta không ai nhận ra điều bất thường đó sao? Cái bình yên vốn dĩ được bà con ta gìn giữ đâu rồi?

Thú thật là bà con công giáo chúng tôi tại giáo xứ Phú Yên nào có được yên ổn làm ăn từ khi cha Nam về giáo xứ đến nay. Nhưng vì đức vâng lời mà chúng tôi không giám cãi một tiếng. Khi phải chứng kiến và trực tiếp tham gia vào nhiều vụ việc mà cha Nam phát động, chúng tôi băn khoăn lắm, chúng tôi phải làm gì đây? Cha Nam đưa nước chúa về cho Phú Yên như thế này sao?

Chúng tôi không giám so sánh sự việc những ngày qua đang diễn ra ở Phú Yên với bữa tiệc ly cuối cùng của Chúa Giêsu với 12 thánh tông đồ. Nhưng chúng tôi cũng nghi ngờ biết đâu cha Nam lại trở thành Giu-đa của buổi tiệc ly đó. Bởi vì Chúa Giêsu mặc khải rằng cái chết của Ngài không là điều ngạc nhiên. Ngài biết Ngài sẽ chết để công cuộc cứu độ nên trọn và Ơn Cứu Độ không uổng phí.

Người phản bội phải chịu trách nhiệm với Thiên Chúa về sự phản bội của mình. Thiên Chúa không bao giờ bị lừa vì hành động của Giu-đa. Thiên Chúa luôn ở đó, dù tội lỗi có bí mật thế nào rồi cũng bị phát hiện. Bà con chúng ta hãy xâu chuỗi các sự việc và lời nói, việc làm của Cha Nam sẽ thấy sứ vụ của một linh mục đâu có phải vậy ?

Thánh Phaolô đã khuyên nhủ các tín hữu Rôma với tâm tình này:“Cần phải phục tùng các chính quyền, không những vì sợ bị phạt, mà còn vì lương tâm.” (Rm 13, 5). Giống Đức Giêsu, thánh Phaolô tôn trọng những quyền hành được thiết định. Ấy vậy mà cha Nam có phục tùng ai đâu, có tôn trọng những quyền hành được thiết định đâu? làm linh mục, cha Nam có bổn phận chuyển tải những lời dạy của Đức Giêsu cho những hoàn cảnh mới, cho những hoàn cảnh chính trị hiện nay. Giáo hội hằng hiện tại hoá những lời giáo huấn của Tin Mừng cơ mà.

Cha Nam có nhớ rằng, Giáo Hội chỉ đặt mình trong dòng chảy tự nhiên của truyền thống Kitô giáo và là đòi hỏi nội tại trong chính sứ mạng loan báo Tin Mừng mà thôi. Nhà Nước cung cấp khung pháp lý thích đáng để điều hoà các mối quan hệ của mình với xã hội dân sự theo nguyên tắc bổ trợ, điều này chắc cha biết rõ hơn chúng con. Theo đó, có thể nói giữa Giáo Hội và Chính quyền dân sự là tương quan, trong đó cả hai bên tôn trọng nhau, đồng thời hợp tác với nhau nhằm phục vụ con người một cách tốt đẹp nhất.

Với những việc cha đang làm cho thấy, cha tự cho mình có một quyền bính riêng, như thể bầu trời này là của riêng cha vậy. Giáo Hội tôn trọng quyền bính hợp pháp và chính đáng của Nhà Nước. Sự tôn trọng này phát xuất từ sự nhìn nhận tính độc lập chính đáng của những thực tại trần thế như Công đồng Vaticanô II minh định như vậy mà cha. Cũng theo Công đồng Vaticanô II Giáo Hội không can thiệp vào các vấn đề kỹ thuật, cũng không đề xuất hay thiết lập những hệ thống hoặc những mô hình tổ chức xã hội. Đó không phải là sứ mạng mà Đức Kitô muốn trao cho giáo Hội.

Theo Đức giáo hoàng Bênêđitô XVI, sự phân biệt giữa Nhà Nước và Giáo Hội như thế là thành phần trong cấu trúc nền tảng của Kitô giáo. Giáo Hội tôn trọng và nhìn nhận sự phân biệt và tự trị này, coi đó là tiến bộ lớn của nhân loại và là điều kiện nền tảng cho sự tự do của Giáo Hội cũng như cho việc Giáo Hội chu toàn sứ mạng cứu độ phổ quát giữa các dân tộc.

Thưa cha Nam, chúng con biết hiện tại cha đang chồng chất ngổn ngang nhiều suy nghĩ, có khi mâu thuẫn và hời hợt như người ta móc đầy áo đủ loại trên một cái móc áo. Cha hãy bắt đầu cởi bỏ những gì không xứng đáng với một linh mục và chỉ giữ lại thực chất cái gì của linh mục, được truyền thống giới thiệu bắt đầu từ Chúa Giêsu. Vì đoàn chiên, cha hãy làm những phận sự chính yếu của linh mục là rao giảng Tin mừng, cử hành các Bí tích và dẫn dắt đoàn chiên Chúa giao phó. Lúc đó cha mới là người quy tụ mọi người trong Đức Kitô, xây dựng cộng đồng, mở rộng cộng đồng ấy và liên kết với mọi cộng đồng trên thế giới, nói cách khác, đào tạo và làm tăng trưởng Thân Thể Chúa Kitô.

Các linh mục của chúng ta chắc hẳn ai cũng khắc ghi lời huấn thị của Giám mục Phêrô Nguyễn Soạn VietCatholic News (28/02/2005) “Trong đời sống mục vụ, trong giáo xứ, trong môi trường đào tạo, chúng ta có cư xử đầy tình bác ái và xây dựng với những cộng sự viên của chúng ta không? Chúng ta có để cho các linh mục đồng nghiệp, cho những ông câu, ông biện, những người trong ban hành giáo có sáng kiến không? Chúng ta có tôn trọng những đề nghị của họ không? Chúng ta có lắng nghe trong đối thoại chân thành và quyết định một cách khách quan không? Hay chúng ta biến họ thành những dụng cụ sai vặt như những người đầy tớ phải tuyệt đối vâng lời ông chủ? Chúng ta có bóp chết mọi sáng kiến của họ, chỉ đề cao cá nhân của mình một cách chủ quan, chỉ cho mình là trung tâm tuyệt đối bất khả ngộ?

Trong đời sống xã hội, với người lương cũng như giáo, chúng ta có ngay thẳng trong lời nói, trong phong cách, trong lối đối xử, cách ăn uống, nhất nhất phải ý tứ cẩn thận, vì qua đời sống của linh mục, người ta phải nhận ra dáng dấp của Chúa Giêsu Cứu Thế? Những tiêu chuẩn được đưa ra cho các linh mục xưa nay là: Thánh thiện, nhiệt thành, trở nên muối đất đèn đời, hoàn toàn quên mình trong sứ vụ, nêu gương nhân đức, chăm lo cho con chiên cả tinh thần lẫn vật chất. Muốn đạt được những tiêu chuẩn ấy, linh mục cần phải tự huấn luyện mình quảng đại, nhiệt thành, nội tâm sâu sắc, sống giản dị, phục vụ tận tình, sẵn sàng đối thoại không định kiến.

Để kết thúc bài viết, chúng con những người công giáo xin cha Nam hãy nhìn lại sự việc cha đang làm. Đã đến lúc người công giáo rồi cũng nhận ra đâu là Thiên Chúa tình yêu và đâu là quỷ dữ să-tăng. Chúng con cũng chia sẻ với cha đúng như lời Cha Chevrier đã nói: “Linh mục là người bị ăn”. Bị ăn, thế tất phải hao mòn thân xác và tinh thần.

Soures: Baonghean.vn