_Hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một kho báu mới vừa được tìm lại năm 2012, đó là một bộ sách đã thất lạc hơn 1300 năm tên là “Quần Thư Trị Yếu”. Nếu chân thực học hỏi nghiên cứu thì việc đất nước trở thành hùng cường không còn là việc mơ tưởng. Tôi sẽ đi vào phân tích việc tại sao phải học bộ sách này và tầm quan trọng của nó trong việc xây dựng quốc gia ,cả gia đình và gia tộc.
1: Người hiện đại là những đứa trẻ tự cao:
Tính tự cao của người hậu thế thì thời nào cũng có, vì con người đời sau biết được nhiều thứ mà người đời trước không biết, nên thường phủ nhận hết những giá trị mà tiền nhân để lại, cảm thấy người xưa là cổ hủ, ngu dốt, kém hiểu biết. Ví như một đứa trẻ học xong lớp vở lòng Anh Văn, về nói chuyện toàn tiếng anh với mẹ với bà. Nó cảm thấy nó biết tiếng Anh là quá dữ dội, còn bà nó dốt anh văn, vi tính, truyền hình cáp.....cái gì cũng không biết. Vậy đứa trẻ đó có thật sự thông minh và dữ dội hơn bà của nó không? Người hiện đại nghĩ rằng họ có internet, điện thoại, vi tính... tức là đã thông minh hơn người xưa, cái gì cũng phủ nhận, cái gì cũng bài trừ, như vậy chẳng khác nào như đứa trẻ tự cao đó sao?
Muốn cho QUỐC GIA, Gia Đình hùng mạnh hãy đọc Quần Thư Trị Yếu |
“Lịch sử trước tiên là một bi kịch, sau đó là một trò hề” - Karl Marx. Không đọc lịch sử nên cứ phạm lại sai lầm của người xưa là đều đương nhiên!
2: Kẻ mạnh là kẻ biết học hỏi:
Cái gì là đặc điểm của những đế chế hùng mạnh? – Học hỏi.
_Ở cùng thời người La Mã chẳng có cái gì gọi là xuất sắc cả. Văn hóa nghèo nàn, quân đội lạc hậu, Hy Lạp giỏi trọng binh và văn hóa sâu dày, Người Celts giỏi chiến đấu và rèn sắt, Carthage hùng mạnh khống chế biển cả, Phương Đông thiết kị binh vô địch thiên hạ. Nhưng người La Mã có một tinh thần học hỏi và không câu nệ cái đó của ai và xuất phát từ đâu, chỉ cần nó hữu dụng là sao chép ngay. Và đương nhiên chúng ta đã được chứng kiến La Mã hùng mạnh nghìn năm. Nếu chúng ta muốn được như thế, hãy học hỏi và bỏ qua những chướng ngại của mình.
3: Quần Thư Trị Yếu là gì?
_Đương thời Đường Thái Tông Lý Thế Dân (599-649) tiếp quản một đất nước nghèo lạc hậu sau chiến tranh dai dẳng gần 4 thế kỷ . Là một ông vua trên lưng ngựa, tòng quân từ khi còn rất trẻ (khoảng 16-17 tuổi) đến 27 tuổi thì làm vua. Cảm thấy mình chỉ là kẻ võ phu ít học, Lý Thế Dân quyết định mang hầu hết những cuốn sách trong nước biên soạn chỉnh sửa từ 14.000 quyển sách và 89.000 cuộn sách thành một bộ sách có tên là “Quần Thư Trị Yếu” (Nghĩa là bộ sách tập hợp những đều quan trọng trong việc tề gia trị quốc).
Vì không ai có thể học hết một số lượng sách lớn như thế nên Quần Thư Trị Yếu thực sự là một kho báu của hậu thế, đã khai mở một thời đại thịnh thế của nhà Đường (Trinh Quán Thịnh Thế) hơn 150 năm. Đáng tiếc là sau loạn An Sử, bộ sách này đã bị thất lạc trong chiến loạn, sau đời Tống đã không còn ai nhớ đến Quần Thư Trị Yếu Nữa.
May thay tăng nhân của Nhật Bản trong lúc du học nhà Đường đã chép lại bản Quần Thư Trị Yếu và mang về Nhật. Quyển sách này sau hơn nghìn năm được tặng lại cho Trung Quốc đời nhà Thanh, nhưng cũng không được người Trung Quốc coi trọng. (Vì Quần Thư Trị Yếu đề cao Tu Thân, phải tu dưỡng bản thân cho thật tốt mới có thể Tề Gia, Trị Quốc và Bình Thiên Hạ). Đến thời Dân Quốc thì sách lại bị mất và năm 2012 mới được phát hiện trở lại. Khi hòa thượng Tịnh Không đọc được Quần Thư Trị Yếu, Người cho rằng đây là báu vật có thể cứu được thế giới thế kỷ 21. Người lập tức cho in ngay 10.000 bộ và tặng cho nhiều nhà lãnh đạo các nước. Hiện nay có rất nhiều nước đang gấp rút dịch và đưa vào nghiên cứu bộ sách này. (Các bạn có thể tìm hiểu thêm trên google nhé)
4: Quần Thư Trị Yếu chứa nội dung gì?
_Quần Thư Trị Yếu không phải là sách dạy bạn tôn thờ Trung Quốc. Nó ghi lại các lỗi lầm trong quá khứ mà những quân vương đã phạm phải, những bản can gián của triều thần, cách dùng người và trọng dụng nhân tài, cách tu thân trở thành con người tốt hơn, những lời dạy của thánh hiền, tinh hoa của quân đạo, thần đạo, nhân đạo.... Những kiến thức đó không bao giờ là cũ so với thời đại ngày nay còn hữu dụng hơn.
_Ví dụ như làm quan thì thời nào cũng phải hiếu liêm, làm lãnh đạo phải có tu dưỡng nếu không sẽ tạo thành thói quen xấu cho cấp dưới, tiêu xài lãng phí là nguyên nhân của vong quốc.... “Quyết sách sai lầm còn đáng sợ hơn tham nhũng”, câu nói này ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, hay “ bệ hạ ham hư danh, chiêu mộ người tài nhưng lại không bổ nhiệm chức vụ quan trọng, chỉ mong muốn người đời khen tặng chứ không muốn thay đổi đất nước”. Hay . Sáng sớm cỏ nở hoa, đến gần tối liền rơi rụng, tùng bách tươi tốt, dù cho ở mùa đông cực kỳ giá lạnh, cũng sẽ không khô héo. Cho nên người quân tử đức cao tài rộng không cầu rất nhanh đạt được kết quả.”
Chúng ta có thể thấy Quần Thư Trị Yếu có nội dung phong phú và vô cùng sâu sắc, chứa đựng kinh nghiệm xương máu và kiến thức 3000 năm của dân tộc Trung Hoa. Dân tộc này sinh sống lâu đời và có thói quen ghi lại những gì đã diễn ra, có cùng tiếng nói nhưng lại có rất nhiều quốc gia tồn vong trong lịch sử. Nên những kinh nghiệm xương máu mà họ gặp phải và trả giá chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi và áp dụng một cách thực tế ( Nếu La Mã mà có một bộ sách như thế này, tôi sẽ đăng ký học tiếng La Tinh ngay). Ngày xưa tiêu xài hoang phí là bại gia vong quốc, ngày nay hoang phí phải chăng là phát gia cường quốc?
Người học và quý trọng Quần Thư Trị Yếu nhất lại là Thiên Hoàng Nhật Bản, ông xem nó như báu vật và gìn giữ rất cẩn thận.Nhà nghiên cứu lịch sử lỗi lạc của Anh Quốc Arnold Toynbee đã từng nhận định “ Để giải quyết vấn đề xã hội của thế kỷ 21 chỉ có 2 thứ - Học thuyết Khổng Mạnh và Phật Giáo Đại Thừa”. Câu nói của ông chắc cũng có ít nhiều lý lẽ.
Người Trung Quốc cũng đã từng phủ nhận học thuyết Khổng Mạnh trong thời Chiến Quốc, kết quả là hơn 2000 năm chiến loạn rút gọn bằng một câu nói trong sách
“Từ Thành Khang thịnh đế đến nay, ngót gần ngàn năm, rất nhiều quân vương muốn cho cho thiên hạ đại trị, nhưng mà thái bình thịnh trị không còn xuất hiện trở lại nữa”
Chú ý: Chúng tôi sẽ cập nhật liên tục bài dịch tại blogcamxuc.net vì vậy các bạn nhớ theo dõi và chia sẻ bài viết để không bỏ lỡ nhé!