Với một đội quân từng thân chinh bách chiến hơn 30 năm. Trong vòng hai tuần họ đã đánh bại quân đội của Khmer đỏ ra khỏi biên giới Campuchia làm kinh ngạc các nhà quân sự hàng đầu thế giới. Có người tầng nói rằng " nếu cho họ một tuần nữa họ có thế tiến tới cả thủ đô của Thái Lan, nhưng điều đó không có ý nghĩ gì với họ .
Sau khi quân đội Việt Nam đánh bại Khmer Đỏ vào tháng 1 năm 1979, Cộng hòa Nhân dân Campuchia (PRK) ra đời, cho mở lại các thành phố và trường học, nhưng vấp phải lệnh cấm vận từ Mỹ và Trung Quốc. Một cán bộ của Liên Hợp Quốc kể lại rằng ông đến một trường học bị vây quanh bởi mìn và nghĩa địa. Có lớp học 50 học sinh nhưng chỉ có 8 cái bút. Có lớp học tổ chức dưới bóng cây, và tới mùa mưa phải dừng lại. Học sinh có em tới lớp trong tình cảnh “trần như nhộng”.
Thế giới nợ Việt Nam một lời xin lỗi |
Đồng hành với những chính sách và thái độ hậu thuẫn Khmer Đỏ từ các cường quốc là sự im lặng kéo dài 20 năm của Liên Hợp Quốc đối với nạn diệt chủng xảy ra ở Campuchia. Năm 1988, các nước Đông Nam Á đã họp và thống nhất không cho phép bất cứ sự trở lại nào của “những chính sách và hoạt động mang tính diệt chủng của chính quyền Pol Pot”. Nhưng tới năm 1989, Đại Hội đồng Thành viên Liên Hợp Quốc vẫn từ chối xác nhận những thủ phạm đã gây ra “những chính sách và hoạt động bị lên án rộng rãi trong quá khứ gần đây”. Năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an chỉ bày tỏ sự lấy làm tiếc về “một số chính sách và hoạt động trong quá khứ”, nhưng không nói một cách cụ thể, không nêu thủ phạm, và không nói rõ thời gian xảy ra.
Năm 1990, Tiểu Ban Quyền Con người của Liên Hợp Quốc từng cân nhắc lên án “nạn diệt chủng xảy ra dưới thời chính quyền Khmer Đỏ”, và yêu cầu các quốc gia “đưa ra trước tòa những thủ phạm gây tội ác chống lại loài người ở Campuchia, ngăn chặn những kẻ này quay trở lại các vị trí lãnh đạo trong chính phủ”. Tuy nhiên, Tiểu ban cuối cùng phải loại bỏ nội dung này trong chương trình, sau khi gặp phải một số ý kiến cho rằng nó “không có lợi” cho Liên Hợp Quốc. Phải tới năm 1991 Tiểu Ban mới ra đề nghị “cộng đồng quốc tế ngăn chặn sự lặp lại của nạn diệt chủng ở Campuchia”. Vào thời điểm này, Washington đã cam kết ủng hộ việc đưa Khmer Đỏ ra tòa. Thế nhưng sang năm sau, giám đốc cơ quan Quyền Con người Liên Hợp Quốc tại Campuchia lại phàn nàn rằng cơ quan này “hoàn toàn không có khả năng hoạt động tại một trong số các khu vực” ở Campuchia” – một lời phê phán yếu ớt về sự chống đối từ phía Khmer Đỏ. Ông này còn cố tình làm giảm nhẹ tính nghiêm trọng của nạn diệt chủng giai đoạn 1975-1979 bằng cách gọi thời gian này là một phần trong “những thập kỷ của xung đột, nổi dậy, và sự đối đầu”.
Nhưng cuối cùng công lý cũng đã được thực thi.
Tòa án do Liên Hiệp Quốc hỗ trợ ở Campuchia cuối cùng cũng đã tuyên án chung thân cho Nuon Chea và Khieu Samphan, hai lãnh đạo còn sống của Ponpot vì tội ác chống lại loài người. Dù muộn, nhưng cuối cùng công lý đã được thực thi.
Nhưng, vẫn còn sự bất công đến cùng cực:
THẾ GIỚI NỢ VIỆT NAM MỘT LỜI XIN LỖI! Khi đã cấm vận, o ép Việt Nam mười mấy năm trời khi Quân tình nguyện Việt Nam sang Campuchia bắt bè lũ sát nhân phải đền tội. Trước đó Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Liên Hợp Quốc không những không có biện pháp đối Ponpot, ngược lại còn chống lưng cho Ponpot chống lại Việt Nam.
NHỮNG KẺ DÂN TỘC CỰC ĐOAN Ở CAMPUCHIA NỢ VIỆT NAM MỘT LỜI XIN LỖI! Khi đã vô ơn mà theo đuôi phương Tây, bám gót Trung Quốc chống phá ân nhân Việt Nam. Họ quên rằng nhờ máu ai đã đổ mà đất nước họ có được hòa bình ngày hôm nay.
Nguồn bài viết : HNNGBPĐ