Đề bài: "Tả con chó nhà em."
Bài làm: "Nhà em không có nuôi chó, khi nào nuôi em sẽ tả ạ."
Bài làm này không có điểm, sau đó còn kèm lời phê "Làm lại bài."
Bài này nếu mình chấm, mình cho 10 điểm.
Đọc xong cái này, mình ngồi cười cả buổi, vì nhớ hồi đó cũng đi học văn và có bài là tả cô giáo của em. Lúc đó mình tả cô giáo em tóc dài chấm lưng, thon thả, đi đứng nhẹ nhàng, lời nói thánh thót.
Nhưng thực tế thì bà cô năm đó lùn, tóc xoăn, nhuộm hơi vàng, giọng tone nữ trầm kiểu Hồng Ngọc, mỗi lần nhắc tiền học lên ba tone học sinh nghe xong sợ muốn đái trong quần.
'Văn học' hay 'Xạo học' |
Chẳng phải chúng ta đang kêu gào rằng phải tôn trọng nhân sinh đa dạng sao. Thì vì sao bắt những người không thích cô Tấm phải nói là thích Tấm lắm.
Mình nghĩ, cách dạy Văn mà bắt buộc học sinh nói những thứ nó không nghĩ, không cảm nhận là cách dạy học sinh nói dối. Và, không cần phải nói ra, có lẽ ai cũng thấy được hệ quả của việc giáo dục môn Văn hiện tại đang làm học sinh coi thường và ngán ngẩm môn Văn bao nhiêu.
Vì vậy, mình nói thật là đã đến cái lúc bộ Giáo Dục cần coi lại cách dạy văn rồi, cách dạy lý tưởng nhất là tập cho học sinh nhìn nhận, phân tích vấn đề và nói lên cảm nghĩ của mình về vấn đề đó. Chứ đừng có những kiểu làm văn mà thề là tới giờ nhớ lại mình cũng không thể ngửi nỗi, "Hãy tưởng tượng em là Tấm và kể lại cuộc đời mình khi bị Cám hại." (Mình đách thích con Tấm đâu.)
Và, hãy mạnh dạn cải cách, thay đổi những tác phẩm trong sách Văn học, thời bình rồi, nhắc một hai bài chiến tranh để con cháu nhớ được rồi. Đưa sách của chú Ánh, đầy tính hồn nhiên, nhân văn vào, đưa sách cô Tư, đầy tính nghệ thuật và đỉnh cao của dùng từ vào, đưa những tác phẩm mang hơi thở mới hơn vào...
Chứ cứ vầy, hổng lẽ mình ép học trò nói dối từ nhỏ sao?
Source: Phạm Ngọc Thạch