Khoa học chứng minh: Đàn ông muốn sống lâu phải tránh xa những người bạn thường xuyên rủ đi uống bia, rượu, nhậu nhẹt.
Uống nhiều rượu bia trong một thời gian dài gây ra các vấn đề về sức khoẻ, tinh thần và gây ra các vấn đề xã hội khác. Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra, thành phần cồn là chất có tác động rất lớn đến bộ não, ngay cả khi chỉ cần uống một lượng với nồng độ khoảng 0,25%o trong máu, tương đương với 0,3 lít bia hoặc 100ml rượu vang. Cồn gây tác động rất lớn đến hệ thống thần kinh và hệ tiêu hóa, hệ hô hấp. Nghiên cứu về tác hại của rượu bia cho kết quả là nếu uống 50g cồn hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn, với khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn say rượu, con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000.
Đàn ông muốn sống lâu phải tránh xa người bạn thường rủ nhậu? |
Ngoài ra, trên góc độ kinh tế học, rượu bia còn là nguyên nhân của sự nghèo đói và kém phát triển ở một số quốc gia. Rượu bia còn làm suy giảm giống nòi, ảnh hưởng đến chất lượng lao động của mỗi quốc gia. Nó cũng là nguyên nhân phá vỡ hạnh phúc gia đình, li hôn, suy đồi đạo đức.
Khoa học chứng minh: Đàn ông muốn sống lâu phải tránh xa những người bạn thường xuyên rủ đi uống bia, rượu, nhậu nhẹt.
Nghiên cứu mới đây đã chứng minh, hầu hết tình bạn thời trung học không kéo dài quá một năm. Trong khi một số tình bạn có được khi chúng ta trưởng thành kéo dài đến cuối đời, thì một số khác lại làm chúng ta cảm thấy gò bó và không thoải mái. Vậy làm thế nào để thoát ra khỏi một tình bạn mà chúng ta không còn cảm thấy cần thiết?Về cơ bản, chúng ta không cần phải lên một danh sách những lí do chính đáng và không chính đáng để phân vân về một tình bạn. Hãy tin tưởng vào cảm giác và tình cảm xuất phát từ trái tim của bản thân. Và hãy đặt ra 7 câu hỏi sau đây cho chính mình để giúp mọi thứ rõ ràng hơn:
Tình cảm đó có thực sự "ổn" không? Hay chỉ giống như một công việc trao đổi?
Một số người kết bạn với nhau chỉ để xin giúp đỡ, nhờ vả điều gì đó. Hãy dè chừng với những người bạn luôn nhờ chúng ta giúp đỡ, luôn cố gắng bán cho chúng ta những món hàng, hoặc ra điều kiện mỗi khi chúng ta có việc cần nhờ. Họ khiến chúng ta trở thành một người đối tác hơn là một người bạn.
Tình bạn đó có thể giống như một công việc trao đổi mà "đôi bên cùng có lợi". Chúng ta ngưỡng mộ một ai đó rồi kết bạn, và họ xem đó là người hâm mộ. Hoặc trở thành bạn bè vì họ là người bạn có thể đổ lỗi mỗi khi có việc gì đó không thành.
Tóm lại, nên cân nhắc lại các mối quan hệ, xem xét kĩ càng hơn liệu chúng ta có đang bị lợi dụng hoặc ngược lại hay không? Mục đích của chúng ta là những người bạn, không phải trở thành những tay sai hay đám tùy tùng theo hầu.
Hai người có làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhau?
Năm 2007, có một nghiên cứu nổi tiếng của tờ New England Journal of Medicine theo dõi sự lây lan của bệnh béo phì thông qua một mạng kết nối của hơn 12.000 người - đã kết luận rằng các mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng đến sức khỏe.
Điều đó chỉ ra rằng những thói quen không lành mạnh có thể "lây" qua tình bạn. Ví dụ, những thói quen tâm lý tiêu cực sẽ trở thành một xu hướng giữa những người bạn, nó sẽ liên tục chuyển tiếp từ người này sang người khác thông qua những câu chuyện, những hoạt động cùng tham gia. Ngay cả những thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe cũng vậy, nó sẽ dễ dàng trở thành một điểm chung giữa những người bạn.
Nghiêm trọng hơn, nếu nhóm bạn của chúng ta là những người thường xuyên quá lạm dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá khả năng cao là chúng ta cũng sẽ bị "lây".
Vì vậy nếu cảm thấy chúng ta đang bị dần ảnh hưởng bởi những thói quen xấu hoặc thường thay đổi bản thân để theo kịp bạn bè, đó là lúc nên suy nghĩ lại và giữ khoảng cách cho mình.
Trong tình bạn, chúng ta có cảm thấy bị "giật dây" không?
Về cơ bản, đó là một cách quản lý cảm xúc của người khác nhưng theo một cách không tốt đẹp. Đối mặt với một người luôn tỏ ra giận dỗi để chúng ta cảm thấy áy náy hoặc luôn nịnh bợ để tâng bốc tâng bốc chúng ta, nhưng lại thiếu sự thân thiết. Đó là lúc chúng ta đang vướng một tình bạn khá vô nghĩa, nơi chúng ta bị thao túng cảm xúc.
Thực sự nếu như chúng ta đang bị rơi vào một mối quan hệ như vậy rất khó để phát hiện ra vì chúng ta đang như "ếch nằm trên đĩa". Chỉ sau khi thoát ra khỏi sợi dây điều khiển đó mới khiến chúng ta bừng tỉnh.
Nhưng cũng có những manh mối khiến chúng ta có thể sớm nhận ra điều nay như tình bạn đó sẽ biểu hiện rất phức tạp. Đối với người bạn của mình, chúng ta luôn cảm thấy có lỗi nhưng họ thì thờ ơ trước tất cả hành động, lời nói của mình. Thậm chí ngay cả khi, chúng ta tỏ ra quan tâm hỏi thăm họ, họ cũng lờ đi như không biết, khiến mọi việc trở nên khó nghĩ rất nhiều.
Nếu một mối quan hệ bạn bè không thể cho ta bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc cá nhân, giúp chúng ta thoải mái khi cần thiết hoặc đơn giản là những câu trò chuyện hằng ngày, chúng ta có lẽ nên dừng lại và suy nghĩ kĩ hơn về tình bạn đó.
Trở thành bạn bè chỉ vì quá giống nhau?
Đôi khi, chúng tôi có những tình bạn chỉ vì đơn giản là có cuộc sống giống nhau, xuất thân cùng một vùng quê chẳng hạn, hay một đặc điểm tương đồng nào đó làm chúng ta nghĩ rằng, đó có thể là người bạn của mình.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu năm 2012 được khảo sát trên 1400 người, những tình bạn như vậy hầu như không mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống, nơi mà tình bạn là dành cho những tình cảm thực sự, niềm tin, sự trung thực, tôn trọng và sẻ chia.
Tình bạn một chiều?
Đây chắc hẳn là một trường hợp hay gặp, chúng ta phải quyết định mọi thứ trong một mối quan hệ bạn bè khi "người bạn" của mình luôn bị động.
Họ có thể sẵn sàng vì một cuộc gọi bất ngờ mà khiến chúng ta ngồi chờ suốt 2-3 giờ đồng hồ hoặc không thể gọi điện cám ơn sau món quà sinh nhật. Hay đơn giản chỉ là khiến chúng ta xoay như mòng mòng vì việc thay đổi những quyết định của họ. Chắc chắn chúng ta nên xem lại kiểu "tình bạn" này. Họ xem chúng ta giống như là một người làm thuê, cần thì xuất hiện, không cần thì dẹp bỏ. Đó không phải là cách đối xử với một người bạn.
Chúng ta có tin tưởng người bạn của mình?
Nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng điều đó rất quan trọng. Người bạn của chúng ta là một thứ rất quan trọng nhưng khi cần không có mặt? Như vậy nghe không ổn chút nào.
Nghĩ về một người bạn nếu xuất hiện những từ như chia sẻ, đồng cảm, vui vẻ xuất hiện, đó mới là điều chúng ta cần. Một tình bạn tốt được thể hiện ở trạng thái cân bằng, hỗ trợ lẫn nhau mọi lúc mọi nơi, dù cho giữa tình bạn vẫn luôn có những điểm không tương đồng về suy nghĩ, nhưng họ luôn ở bên cạnh khi chúng ta cần giải tỏa hay chia sẻ niềm vui.
Tất nhiên, qua thời gian, tình bạn tốt sẽ giúp 2 người cân bằng về cảm xúc cũng như suy nghĩ. Đến một lúc chỉ cần người bạn của chúng ta buồn, chúng ta đã ngay lập tức xuất hiện cùng những câu nói khiến họ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, tình bạn đó sẽ trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết.
Bên cạnh họ, chúng ta có được là chính mình?
Đây có thể được cho là điều quan trọng nhất. Nếu không được thể hiện hết bản thân khi ở cùng một người chúng ta xem là bạn, tốt nhất nên suy nghĩ lại.
Đã trải qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, một trong những điều tốt cho sức khỏe và cuộc sống nhất, là một người bạn, một người luôn khiến chúng ta là chính mình mà không phải bận tâm điều gì khác.
Nhưng để đạt được tới mức cao nhất của tình bạn là tri kỉ, giữa 2 người phải có một thời gian dài gắn bó và cùng nhau trải qua, giải quyết những vấn đề của cuộc sống.
Trong cuộc sống của chúng ta, rất nhiều người "bạn" sẽ xuất hiện rồi lại biến mất. Một số tùy thuộc vào môi trường sống giống như một người đồng nghiệp hay một người bạn thời trung học. Điều đó thực sự rất bình thường.
Nhưng những người bạn thực sự sẽ không làm chúng ta tổn thương, lợi dụng hay đơn giản là phớt lờ khi chúng ta cần. Tìm cho mình một người bạn thực sự, người có thể mang lại cảm hứng giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn, vui vẻ hơn, khỏe khoắn hơn và thể hiện hết bản thân của chính mình.
Theo Khoẻ và Đẹp