Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước quyết liệt và đầy gian khổ, để kịp thời chi viện cho cuộc kháng chiến ở miền Nam, Đảng, Chính phủ, Bác Hồ đã quyết định giao cho Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh tổ chức tuyến chi viện chiến lược trên bộ, trên biển.
Để giữ vững liên lạc giữa hai miền, đảm bảo cho Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào cách mạng ở miền Nam. Lúc đó ta mới có một tuyến liên lạc ngang qua miền tây Quảng Trị do Liên khu 5 phụ trách, chỉ đạo. Có nhiệm vụ bảo đảm giao thông liên lạc, vận chuyển giữa Trung ương và địa phương như đưa đón cán bộ ra, vào, vận chuyển phương tiện vật liệu, thư từ, công văn từ Trung ương vào nam giới tuyến. Do phải đi dọc đường giáp ranh, quân địch đóng đồn bốt khá dày đặc nên một năm quân ta chỉ đi được một vài lần, mà chủ yếu là đưa cán bộ đi công tác. Mỗi lần đi phải bí mật, móc nối cơ sở rất công phu. Quân địch thường xuyên lùng sục, tung nhiều toán biệt kích trên tuyến đường. Trên trục đường này ta không có căn cứ vững chắc, quá gần địch vì vậy không thể đáp ứng yêu cầu vận tải người và vũ khí với số lượng lớn khi cách mạng miền Nam phát triển.
Hàng loạt cây cầu kiểu “khác thường” này được nhân rộng trên khắp tuyến đường Trường Sơn |
Đầu tháng 5 năm 1959, những cán bộ đầu tiên được Bộ Quốc phòng điều về chuẩn bị mở đường Trường Sơn làm việc tại các số nhà 63 và 83 phố Lý Nam Đế (Hà Nội). Đoàn mang tên “Đoàn công tác quân sự đặc biệt”. Đoàn trưởng là Thượng tá Võ Bẩm. Đồng chí Võ Bẩm hoạt động cách mạng từ năm 1930, từng bị thực dân Pháp bắt tù đày ở các nhà giam Lao Bảo, Buôn Ma Thuột. Đồng chí rất thông thuộc địa hình Trường Sơn. Trung tá Nguyễn Thạnh là Chính ủy kiêm bí thư Ban Cán sự, đồng chí Nguyễn Thạnh một chiến sĩ du kích Ba Tơ, vào Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1934.
Trong Ban Cán sự Đảng còn có đồng chí Nguyễn Chương, đồng chí đã gia nhập Vệ quốc đoàn từ năm 1945 tại Liên khu 5.
Sau khi đã chuẩn bị về tổ chức, ổn định về công việc. Ngày 19 tháng 5 năm 1959, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh chính thức phổ biến nhiệm vụ của Đoàn công tác quân sự đặc biệt là mở đường Trường Sơn, tổ chức chi viện cho chiến trường miền Nam, thiết lập tuyến hành lang, nối thông liên lạc, vận chuyển gấp một số hàng quân sự thiết yếu theo yêu cầu của chiến trường, trước mắt là Liên khu 5 khoảng : 7000 súng bộ binh và bảo đảm cho 500 cán bộ trung và sơ cấp hành quân qua tuyến vào tăng cường cho chiến trường miền Nam.
Lúc đầu Đoàn chỉ có Ban chỉ huy đoàn, Đoàn vận tải bộ 301 và các bộ phận xây dựng kho, bao gói, sửa chữa vũ khí, trang bị…Cả đơn vị và cơ quan gồm 500 cán bộ, chiến sĩ.
Một sự trùng lặp ngẫu nhiên nhưng đầy ý nghĩa, ngày Đoàn chính thức nhận nhiệm vụ cũng là kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 69 của Bác Hồ, nên Đoàn đề nghị được lấy ngày 19 tháng 5 năm 1959 là ngày truyền thống của đoàn và Đoàn công tác quân sự đặc biệt được lấy tên là Đoàn 559, và như là một biện chứng con đường Trường Sơn được Đoàn 559 khai phá sau này cũng được chiến sĩ, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế gọi là Đường Hồ Chí minh.
Chỉ trong thời gian ngắn, Đoàn 559 đã định hình ổn định về tổ chức, nhiệm vụ và phương thức hoạt động là tuyệt đối bí mật và an toàn.
Thiếu tướng Võ Bẩm (1915- 2008), một trong những “kiến trúc sư” đầu tiên của đường Trường Sơn huyền thoại. |
Đến tháng 6 năm 1959, bộ đội Trường Sơn bắt đầu vượt sông Bến Hải và phân bố các đơn vị vào các binh trạm.
Ngày 13 tháng 8 năm 1959, chuyến hàng đầu tiên chính thức vượt Trường Sơn. Với quyết tâm giành thắng lợi trận đầu, cán bộ, chiến sĩ các cung trạm đã không quản núi cao, suối sâu, đêm tối và hệ thống đồn bốt chặn nghiêm ngặt của địch, tuyệt đối đảm bảo bí mật, an toàn đưa số vũ khí đến cho Liên khu 5 ở phía bắc A Sầu, A Lưới (Khe Sanh). Đây là mốc to lớn đối với cách mạng Việt Nam vì một khẩu súng, một viên đạn đến với chiến trường là thể hiện lòng dân ý Đảng, là tình cảm của Bác Hồ, của nhân dân miền Bắc gửi gắm đồng bào, chiến sĩ miền Nam.
Để đẩy mạnh việc cho viện. Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy Trung ương chủ trương mở thêm tuyến chi viện đường biển. Cuối năm 1959 tuyến hành lang giao liên vận tải quân sự Trường Sơn đã được thiết lập và thật sự trở thành cầu nối giữa căn cứ miền Bắc với chiến trường miền Nam.
Các cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559 trinh sát vạch tuyến mở đường Trường Sơn, năm 1960. |
quân dân làm đường Trường Sơn |
Bộ đội hành quân vào chiến trường miền Nam bằng tuyến đường Trường Sơn. |
Bằng sự cống hiến to lớn của mình, bộ đội Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí minh, Huân chương Công quân hạng Nhất, Nhì, Ba…, 82 đơn vị, 47 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, hàng vạn cán bộ chiến sĩ được tặng Huân, Huy chương và các danh hiệu cao quý khác.
Nguồn: Lịch sử Việt nam