“Ngày 10/12/1969, tôi được lệnh vào Sài Gòn lấy tài liệu. Bị giặc vây bắt bằng máy bay. Chúng quyết bắt sống tôi bằng được. Khi biết bị lộ, tôi giấu tài liệu, nằm hầm luôn.
Kiểm tra đạn thấy 21 viên. Trong cuộc chiến này mỗi viên đạn tôi bắn một thằng Mỹ. Viên cuối tôi định tự sát nhưng chợt nghĩ ra rằng Đảng viên không được tự sát. Tôi quyết định dụ địch đến gần để tiêu diệt rồi cướp súng địch. Tôi làm động tác giả, già vờ đầu hàng, tiến về phía máy bay. Địch tưởng đầu hàng, hạ độ cao, hạ thang dây. Cách 15m tôi bắn vào mấy thằng địch, những viên sau tôi bắn vào ổ chia lửa của máy bay, một máy bay bốc cháy. Hàng chục cái tiếp tục lao tới. Tôi bị thương và ngất đi”.
Người anh hùng 6 lần bị giặc cưa chân |
Sau khi bị bắt đưa về La Khê thì gặp Chín Cá (một nhân vật chiêu hồi) nó dụ dỗ tôi. Tôi cầm cái ba trắc trên tay thằng lính Mỹ và đánh thẳng vào mồm nó khiến nó gãy 2 cái răng cửa. Tôi chửi nó là thằng chiêu hồi. Nó định đánh lại tôi thì một thằng Mỹ cản lại bảo là: “Không được đánh tù binh. Mày là chiêu hồi thì nó gọi mày là chiêu hồi là đúng rồi còn gì”. Sau đó chúng đưa tôi về ngôi biệt thư rất sang trọng tên là Hoa Hồng.
Một tên đeo lon Đại tá Mỹ nói “Tất cả cái này là của ông”. Đó là ngôi biệt thự, một đôi lon Trung tá, xấp tiền 100 ngàn đô-la và... ... một vé máy bay và gái đẹp. Và thêm một chiếc xe hơi nữa. Trong 100 ngày ở đó tôi biết đây là mặt trận không cân sức. Biết đó là kế sách của bọn chiêu hồi”. Trong 100 ngày ở giữa sự lựa chọn giàu sang, sung sướng hay tù ngục đòn roi, người chiến sỹ cộng sản đã chiến thằng bản thân, chiến thắng kẻ thù.
Khi được hỏi, điều gì khiến ông không khuất... phục sự giàu sang, quyền lực, sung sướng mà lại chịu chấp nhận đòn roi của kẻ thù thì những giọi nước mắt ngân ngấn trên đôi mắt của người cựu chiến binh. Ông nói nhỏ hơn bình thường: “Đó là ý chí và niềm tin”. Ông kể: “Thực ra lúc đó tôi cũng nghĩ nhiều lắm chứ. Sao mà không nghĩ được. Giặc đe dọa cưa chân mình, đánh đập dã man, một bên là nhà lầu xe hơi, gái đẹp, chức tước.
Nhưng tôi không thể không nghĩ đến những hình ảnh về bà mẹ, em bé đã giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ. Rồi tôi nhớ, tự tay tôi đã chôn 400 người dân thường bị giặc giết chết. Chính lòng căm thù giặc, ý chí và niềm tin vào ngày mai chiến thắng đã giúp tôi vượt lên”. Chúng tôi đã “Sống như anh”” Trong đôi mắt rớm lệ của ông, ánh lên hình ảnh của một thời lửa đạn, mà nhiều thế hệ đã dám sống quên mình vì người khác, cho ngày toàn thắng.... 100 ngày sống trong nhung lụa và sự chăm sóc tận tình của cô gái tên Thùy Dương (là tình báo của Ngụy cài vào) là 100 ngày căng thẳng, cân não, đấu trí với địch. Không đủ kiên nhẫn, sau 3 tháng, chúng lôi ông ra đập nát hai bàn chân với mục đích “về sau chỉ có... ... thể ngồi đuổi gà”.
Lần thứ 2, chúng chặt bàn chân bên phải. Cứ thế, trong 4 tháng trời, chúng lôi ông ra cưa chân tổng cộng 6 lần. Nỗi đau về thể xác tưởng chừng như không thể chịu đựng được, nhưng điều mà chúng được nghe duy nhất từ ông vẫn là câu: Tên tôi là Nguyễn Trường Hân, mù chữ, thanh niên trốn lính. “Khi chúng đưa lưỡi cưa vào thì tôi ngất luôn, đau khủng khiếp lắm. Ngày đầu tiên cưa mắt cá chân phải, lần thứ hai cưa sát đầu gối chân phải.
Lần thứ 3 cưa mắt cá chân trái
Lần thứ 4 cưa đầu gối... chân trái.
Lần thứ 5 cưa trên đầu gối chân phải. lần thứ 6 là tháo khớp. Tôi biết, lúc đó chỉ cần gật đầu một cái là anh Phạm Xuân Ẩn cũng mất, anh Tư Cang cũng mất. Khi tôi bị bắt hình ảnh Nguyễn Văn Trỗi xuất hiện trong tôi, động viên tôi. Sau đợt tra tấn man rợ đó, Nguyễn Văn Thương được chuyển về nhà giam Hố Nai. Mặc dù vết thương vẫn rỉ máu, nhưng ông vẫn viết truyền đơn gửi cho anh em trong nhà tù. Địch bắt được truyền đơn, tra không ra người viết, chúng biệt giam ông 3 tháng trời trong một chiếc thùng sắt giữa cái nắng như thiêu như đốt.
Ông bảo: Có những lúc vì kiệt sức, những tưởng sẽ phải đầu hàng, nhưng hình ảnh về người vợ tảo tần, đứa con trai 4 tuổi chưa một lần biết mặt như tiếp thêm cho ông bao ý chí và nghị lực. Được thả sau 3 tháng. Đói, khát, suy kiệt về thể lực, từ một anh thanh niên cao to, Thiếu tá Nguyễn Văn Thương chỉ còn là một bộ xương nặng gần 20kg. Chúng tiếp tục đày ông ra Phú Quốc. Mãi đến năm 1973, ông mới được trở về đoàn tụ sau hiệp định Paris. Ngày về, gặp lại đồng chí, vợ con, mừng mừng tủi tủi, ông đã ngất đi trong niềm hạnh phúc vô bờ bến đó. Vợ ông, cũng là một chiến sĩ cách mạng thủy chung chờ ông đằng đẵng ngần ấy năm, vừa chiến đấu vừa nuôi con một mình, lại phải gánh thêm nhiệm vụ “y tá” săn sóc cho chồng. Lúc bình thường không sao, lúc trái gió trở trời, ông lên cơn co giật do vết thương tái phát...nhưng ông bảo chưa bao giờ thấy bà kêu ca.
Thiếu tá Nguyễn Văn Thương thường nói đùa rằng: “Bà chính là đôi chân của tôi”. Hơn 40 năm nay, thiếu tá Nguyễn Văn Thương vẫn đi lại trên chiếc xe lăn của mình. Ông dành nhiều thời gian để đi thăm đồng đội, thăm bạn bè, nói chuyện với các chiến sĩ trẻ và các cháu thiếu nhi. Những câu chuyện về cuộc đời ông, dù có được nói lại hàng nghìn lần vẫn khiến nhiều người rơi nước mắt. Ông bảo, thế hệ ông đã gối đầu giường cuốn sách “Sống như Anh” để vượt lên những khó khăn, những phút tưởng mình sẽ gục ngã. Và ông chỉ mong muốn, câu chuyện của ông sẽ giúp thế hệ trẻ tiếp tục “sống như cha anh
(Đậu Trọng Hảo)