Cổ nhân có câu: “Vẽ hổ, vẽ da, khó vẽ xương. Biết người, biết mặt, không biết lòng”. Trong lịch sử, những ví dụ về người bởi vì có thể nhìn thấu được người khác mà làm thành được việc lớn là nhiều không kể xiết.
Nhưng cũng có không ít trường hợp vì không nhận biết được lòng người mà phải chịu tai ương, họa nạn.
Xưa kia, Tôn Tẫn bởi vì không nhìn ra được lòng dạ con người Bàng Quyên mà bị chặt chân, chịu đựng khổ nạn vì bị người bạn học cũ này hãm hại. Hàn Phi bởi vì không nhìn rõ được con người của Lý Tư mà cuối cùng phải chết thảm trong ngục giam.
Thà giao trọng trách cho người ngốc còn hơn kẻ tiểu nhân |
1. Tăng Quốc Phiên
Tăng Quốc Phiên nói “Một người làm tướng, làm quản lý mà không thể nhìn ra một người là tốt hay xấu thì nói gì đến cách dùng người được?”
Ông cũng dạy về cách nhìn người rằng: “Tà chính khán nhãn tị; nhược yếu khán điều lí, toàn tại ngữ ngôn trung”. Ý tứ là, một người là tà hay chính, có thể nhìn vào mũi và ánh mắt là có thể biết. Nếu một người mà có mũi và mắt bất chính, tức là giống như trong tục ngữ nói “mắt nhìn xiên, mũi lệch vẹo” thì theo cách nhìn người của Tăng Quốc Phiên, người này khẳng định là không chính, có rắp tâm, mưu tính xấu. Người như thế thì khó dùng.
2. Tư Mã Quang
Tư Mã Quang nói: “Phàm thủ nhân chi thuật, cẩu bất đắc thánh nhân, quân tử nhi dữ chi, dữ kì đắc tiểu nhân, bất nhược đắc ngu nhân.” Phương pháp lựa chọn nhân tài và sử dụng nhân tài chính là nếu tìm không được thánh nhân thì hãy giao trọng trách cho người quân tử. Bởi vì người quân tử có tài cán sẽ dùng tài cán của mình vào việc thiện. Kẻ tiểu nhân sẽ luôn nghĩ cách dùng tài cán của mình vào việc ác.
Người quân tử tự có tiêu chuẩn cao về đạo đức nên luôn hành thiện ở khắp mọi nơi. Kẻ tiểu nhân có chút tài cán, lại được giao trọng trách thì sẽ lợi dụng tài cán mà không việc ác nào không làm nhằm đoạt được lợi ích bản thân.
Nếu không tìm được ai thì thà rằng giao cho kẻ ngốc còn hơn giao trọng trách cho kẻ tiểu nhân. Bởi vì kẻ ngốc cho dù có muốn làm việc ác thì cũng bởi vì trí tuệ không đủ, khí lực cũng không có nên vẫn sẽ có người khác chế ngự được họ. Trái lại, kẻ tiểu nhân âm mưu quỷ kế có đủ cả, lại táo bạo nên khi được giao trọng trách thì sẽ giống như “ác hổ sinh cánh”, dẫn đến nguy hại khó lường.
3. Gia Cát Lượng
“Dùng đúng sai để hỏi nhằm xem xét chí hướng của đối phương”.
Câu này có ý nghĩa là đưa ra vấn đề đúng sai rõ ràng để hỏi đối phương nhằm xem xét chí hướng của đối phương như thế nào. Cũng là để xem thái độ của đối phương có đặc điểm gì, lập trường của người này như thế nào.
Muốn đánh giá một người có đáng trọng dụng hay không, đầu tiên phải hiểu được cách nhìn nhận của người đó có phải tích cực, chính xác hay không? Bởi vì trung thành là điều quan trọng nhất, cũng là yếu tố cơ bản nhất.
Người làm tướng nếu như không phân biệt rõ địch và ta thì hậu quả là vô cùng thảm hại. Theo Gia Cát Lượng, “chí” là yếu tố đứng hàng đầu.
“Giao việc và cho đối phương tự hẹn thời gian hoàn thành để xem chữ tín của họ”
Muốn biết khả năng giữ chữ tín của một người đạt đến mức độ nào, đừng ngại dùng cách này. Hãy giao cho họ một công việc và để họ tự đưa ra khoảng thời gian sẽ hoàn thành công việc này, sau cùng xem thời gian hoàn thành có đúng như thời gian đã hứa hay không. Nếu như họ giữ đúng hẹn thì họ là người biết giữ chữ tín, ngược lại nếu như không đúng thời gian đã định thì thành tín của người này có vấn đề.
Đương nhiên, chỉ cần dùng một cuộc hẹn cũng có thể nhìn ra sự thành tín của một người. Có thể một lần khó đánh giá, nhưng nhiều lần xảy ra thì phải nhìn nhận lại sự thành tín của đối phương.
Thành tín là cái gốc của làm người, làm việc, nó có sự tương thông và là thể hiện của “chí”.
4. Lã Bất Vi
Co nhan dung nguoi: Tha giao trong trach cho nguoi ngoc con hon ke tieu nhan(Hình minh họa)
“Dùng vui mừng để xem khả năng tiết chế của đối phương”
Con người khi ở vào trạng thái vui vẻ thì thường thường sẽ khó tiết chế được bản thân. Cho nên, dùng vui mừng để xem năng lực tiết chế của một người, xem phẩm đức của người đó có phải là kiên định ngay chính hay không, xem có phải đó là người “đắc ý mà cao ngạo” hay không?
“Dùng sợ hãi để xem khả năng kiên trì của đối phương”
Ở vào lúc sợ hãi, chúng ta có thể nhìn thấy được một người có phải là có năng lực kiên trì đến cùng hay không, có phải người ấy thực sự là dũng cảm hay chỉ là “hảo hán bề ngoài” mà thôi.
Thời cổ đại, khi kết giao bạn bè, đối nhân xử thế, cần hiểu rõ tính cách, phẩm chất của đối phương được coi là một việc vô cùng quan trọng. Đây cũng được xem là bài học đáng giá mà người xưa để lại cho hậu nhân.
Nguồn: Sưu tầm