Dưới con mắt của đại đa số người dân yêu nước, ngày 30/4 là ngày hạnh phúc nhất của đất nước khi non sông cuối cùng cũng về một mối, hai miền về một nhà.
Dưới con mắt của những người lính hai phe, đơn giản cuộc chiến đã kết thúc. Dù là phe nào, họ cũng cảm thấy mình là người may mắn vì còn sống để thấy ngày hòa bình. Lại được về với con trâu cái cày, về với gia đình với mẹ già con nhỏ đang chờ mình.
Dưới con mắt của những kẻ bảo thủ mang nặng tính thù hận, những kẻ thề tử thủ nhưng lại là những kẻ bỏ chạy nhanh nhất, 30/4 lại là ngày mà họ căm hận, gọi là ngày quốc hận. Không rõ họ hận cái gì và hận ai, bởi như sếp của họ - ông Nguyễn Cao Kỳ từng nói: "Nước Việt Nam có mất cho tây cho tàu nào đâu mà kêu mất nước. Đơn giản là người anh em của chúng ta phía bên kia đã chiến thắng, điều mà chúng tôi không làm được và đất nước được thống nhất, vậy thôi."
Nắm đấm của chúng ta là dành cho bọn ngoại xâm, chứ không phải anh em trong nhà |
Ái Vân như cô gái thôn quê mới lên thành thị nhìn Sài Gòn và phán rằng nghe nói miền Nam bị Mỹ Ngụy kềm cặp hóa ra không phải vậy... Vâng, nàng thật ngây thơ và trong sáng. Dưới mắt nàng miền Nam nghĩa là Sài Gòn, và Sài Gòn đại diện cho cả Việt Nam. Dĩ nhiên Sài Gòn giàu đẹp rồi, nhưng Sài Gòn giàu đẹp chỉ đếm từ Quận nhất, Quận hai. Và Sài Gòn đâu có phải chịu hàng trăm ngàn tấn bom trút xuống bởi không quân Mỹ trong hàng chục năm, đâu có chịu sự dày xéo của quân Pháp và quân Nhật. Nếu cả miền Nam đều giàu đẹp như Quận nhất thì đã không có một Củ Chi "đất thép thành đồng" ngay sát cạnh đô thành Sài Gòn mà Mỹ và VNCH bao nhiêu năm không dẹp nổi. Nếu miền Nam đều như vậy thì thanh niên miền Nam gia nhập du kích chống Mỹ chống VNCH làm gì? Và nói chung nếu không có sự che chở giúp đỡ của nhân dân miền Nam thì dù có mạnh hơn Mỹ thì VNDCCH cũng không thể thắng được và không thể thống nhất được đất nước. Triều Tiên - Hàn Quốc là một ví dụ điển hình cho điều đó. Chính sự đồng lòng của toàn nhân hai miền Việt Nam mới có thể thống nhất, có thể giải phóng.
Vậy Ái Vân, cô ca sỹ con cưng vì lý do cá nhân chạy khỏi quê hương, vì tiền mà đứng dưới lá cờ của một thây ma, hát những bài hát chống lại nơi mình sinh ra, chống lại lý tưởng sự hy sinh của hàng triệu người đã đổ máu giành độc lập thống nhất. Ái Vân có tư cách gì mà nói cả miền Nam bị Mỹ Ngụy kiềm cặp là dối trá? Vậy ra sự hy sinh của hàng vạn thanh niên ưu tú nhất của hai miền cũng là dối trá hả?
Ông nội tôi, một nhà báo của tờ Buổi Sáng của Sài Gòn ngày xưa, tiền lương của ông cộng trợ cấp của Mỹ đủ cho ông tôi nuôi vợ và 7 đứa con, tức là ba và các cô chú tôi bây giờ. Nhưng sau giải phóng, ông bị mất hết trợ cấp, gia đình khó khăn với 9 miệng ăn, phải bán căn nhà ở Quận nhất mua một căn nhỏ hơn ở ga Hòa Hưng. Nhưng tôi chưa thấy ông oán trách nửa lời. Bởi với ông, không còn chiến tranh, không còn phải chụp những tấm hình đồng bào mình chết vì bom đạn, vì bị lính Mỹ lính Hàn giết, là vô cùng hạnh phúc rồi. Năm 1997, khi bà nội về Hà Nội thăm nhà ngoại tôi, lại chính bà sửng sốt thốt lên: "Hổng ngờ ngoài Bắc cũng giàu ghê há, cứ tưởng nghèo hơn SG chứ." Tôi vẫn nhớ như in ngày đó.
Một dân tộc không thể có sự chia rẽ, một dân tộc hùng mạnh là một dân tộc đoàn kết. Những kẻ những thằng luôn miệng hô hào vì tự do vì dân chủ, nhưng âm thầm tìm cách nhồi nhét vào đầu các bạn những phân biệt vùng miền Nam Bắc là những kẻ khốn nạn bậc nhất. Thứ chúng muốn là quyền lực vào tay chúng, chứ không phải là vì lợi ích của đất nước dân tộc.Và bằng mọi cách chúng sẽ lôi kéo đất nước này lao vào một cuộc chiến mới. Chúng muốn thấy những người anh em lại lao vào chém giết nhau, và kẻ hưởng lợi không ai khác là chúng. Đất nước này đã chịu quá đủ chiến tranh rồi, hãy tỉnh táo, đừng làm con bò cho chúng chăn dắt, đừng để những hình ảnh như thế này tái diễn trên quê hương chúng ta. Nắm đấm của chúng ta là dành cho bọn ngoại xâm, chứ không phải anh em trong nhà.
Xin trích một câu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Thế hệ cha anh đã rửa được nỗi nhục mất nước, thế hệ ngày nay phải rửa được nỗi nhục nghèo nàn, lạc hậu..."
Hãy ghi nhớ điều này các bạn của tôi.
Nguồn: Tác chiến điện tu