- Có người mách vua về sự chuyên quyền của Trần Thủ Độ nhưng ông không những không biện bạch cho bản thân, ông cũng không thù oán, trách phạt mà thưởng cho người dám vạch lỗi của mình => ông là người công minh, độ lượng, có bản lĩnh. Với ông việc làm hữu ích cho đất nước, cho dân mới là câu trả lời cho tất cả.
- Khi vợ ông khóc và mách với ông về việc tên quân hiệu không cho đi qua thềm cấm, ông không vội trách tội tên quân hiệu mà điều tra rõ rồi khen thưởng kẻ giữ đúng luật pháp => ông là người chí công vô tư, tôn trọng luật pháp, không thiên vị người thân.
Trần Thủ Độ : Việc làm hữu ích cho đất nước, cho dân mới là câu trả lời cho tất cả |
- Vua muốn phong chức cho người anh của Trần Thủ Độ, ông không đồng ý, thẳng thắn trình bày quan điểm nên lựa chọn người giỏi nhất, có thể là anh mình, có thể là mình, không nên hậu đãi cả hai sẽ làm rối việc triều chính. => Ông luôn đặt việc công lên trên, không tư lơi, không gây bè cánh.
Những tình tiết trên đã góp phần làm nổi bật bản lĩnh và nhân cách của Trần Thủ Độ: cương trực, độ lượng, liêm khiết, vô tư, luôn đặt lợi ích dân tộc, quốc gia lên trên lợi ích cá nhân, gia đình. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi ông đang giữ chức quan cao nhất trong triều, quyền hành lớn đều nằm trong tay ông vì vua còn nhỏ tuổi. Trần Thủ Độ luôn gương mẫu, tôn trọng pháp luật.
- Sử gia Ngô Sĩ Liên đã xây dựng nhiều tình huống giàu kịch tính, tuy rất ngắn nhưng mỗi câu chuyện đều có xung đột, có kết cấu thắt nút - cao trào - mở nút.
- Ngôn từ hàm súc, tác giả chỉ kể chứ không bình luận. Lời kể khách quan, trung thành với sự thật => giúp người đọc phát huy tính chủ động trong việc đánh giá nhân vật trung tâm.
- Cách kể hấp dẫn, luôn gây được yếu tố bất ngờ: thể hiện trong các tình huống, khi xung đột được đẩy lên cao trào, người đọc rất bất ngờ về cách giải quyết không theo lôgic thông thường của Trần Thủ Độ. Ông luôn khiến người đọc khâm phục và cảm mến. Chính vì vậy, đoạn trích càng đọc càng hấp dẫn và thú vị hơn.
Nguồn: VietJack