Hoàn Cầu thời báo nói đặc công nước là nắm đấm thép của Việt Nam trong việc chống tàu ngầm và điều này là ‘mối uy hiếp không thể xem nhẹ’.
Nhiều trang tin quân sự Trung Quốc ngay lập tức rầm rộ đăng lại tin này kèm lời nhận xét: Đặc công nước Việt Nam có lẽ là lực lượng dưới nước tinh nhuệ bậc nhất châu Á.
Hoàn Cầu thời báo nhận định, đặc công nước Việt Nam từng gây cho đế quốc Mỹ những tổn thất vô cùng trầm trọng.
Mặt khác, đặc công nước cũng là nắm đấm thép của Việt Nam trong việc chống tàu ngầm. Điều này, theo báo Trung Quốc là ‘mối uy hiếp không thể xem nhẹ’.
Hình Minh Hoạ |
VTC News trích dịch bài viết trên Tân Hoa Xã về nỗi ám ảnh của nước này với lực lượng đặc công nước Việt Nam:
Lữ đoàn 126 được một số người cho là ‘con át chủ bài’ của Việt nam trong việc gìn giữ chủ quyền biển đảo và các vùng nước thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Một số thông tin nói lữ đoàn 126 có cơ sở huấn luyện ở giữ một ngon núi có sông lớn chảy qua.
Trước đây, từng có báo cáo cho rằng Lữ đoàn 126 có hai trụ sở đặt tại Long An và Khánh Hòa, mỗi năm huấn luyện khoảng 30-50 người nhái đặc biệt tinh nhuệ.
Trang thiết bị, chiến thuật và kỹ năng người nhái Việt Nam ‘không kém gì đặc nhiệm hải quân SEAL của Mỹ’.
Huấn luyện khắc nghiệt
Thông thường, cứ 1.000 người mới lấy được 10 người, bình quân mỗi năm Lữ đoàn 126 chỉ tăng được 20-30 tân binh.
Họ được coi là những tài năng đặc biệt trong quân đội Việt Nam, sở hữu khả năng tác chiến tầm xa trên mặt nước hoặc sâu dưới nước, được trang bị những vũ khí, khí tài hiện đại bậc nhất.
Theo báo cáo của Mỹ, năm 2004-2005, người nhái Việt nam nhận được 55 thiết bị nhìn đêm của Mỹ, được nhập khẩu qua đường ‘xách tay’.
Mang nửa tấn thiết bị lặn dưới nước (?!)
Đây là quá trình huấn luyện khắc khổ nhất trong quân đội Việt Nam, mỗi người nhái ban đầu phải mang 200 kg thiết bị lặn dưới nước, sau khi đã thành thục, họ phải mang tổng cộng 500kg thiết bị.
Trong điều kiện xung quanh là màn đêm tối mù mịt, người nhái phải sử dụng những thiết bị đặc chủng để tìm hướng lặn. Do thủy triều mạnh, đây là nhiệm vụ đòi hỏi sự tiêu hao thể năng rất lớn.
Người nhái còn phải trải qua khóa huấn luyện ‘bất động’ dưới nước, điều này giúp họ có thể tấn công những mục tiêu đặc biệt.
Hiện tại, kỷ lục được ghi nhận là một người nhái có thể mang theo 500kg thiết bị và bất động dưới nước suốt 24 tiếng đồng hồ.
Trong điều kiện mùa đông, nhiệt độ dưới nước chỉ khoảng 8-10 độ C, nhưng những người nhái Việt Nam vẫn phải tập bơi như bình thường.
Sau khi rời khỏi mặt nước, màu da họ chuyển sang xanh thẫm hoặc trắng bợt, cơ miệng cũng mất khả năng cử động.
Mỗi năm, những người nhái phải ba lần ra Biển Đông huấn luyện, mỗi đợt huấn luyện dã chiến như thế kéo dài 30-50 ngày.
Hiện tại, kỷ lục bơi liên tục trên mặt biển được ghi nhận là 48 tiếng đồng hồ. Việc bơi và lặn giúp người nhái sở hữu khả năng tác chiến hoàn hảo.
Người nhái Việt Nam có khả năng thích nghi cực tốt trong điều kiện dòng hải lưu chảy xiết, dòng nước xoáy, họ thậm chí có thể đương đầu với sự tấn công cả mập.
Thần kinh Tiền đình cũng là điều được đặc biệt chú trọng khi huấn luyện người nhái. Việc này giúp họ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ với độ khó cao, duy trì thăng bằng, phương hướng trong điều kiện chịu nhiều tác động.
Vào mùa hè, người nhái Việt Nam được đưa đến những bãi cát để luyện giấu mình trong cát nóng bỏng. Khi vùi mình dưới lớp cát 35 độ C, thân nhiệt người nhái có thể lên đến mức 45 độ C.
Bài báo trên Tân Hoa Xã kết luận: Với sự huấn luyện khắc nghiệt, đặc công nước và người nhái Việt Nam có khả năng tác chiến cực cao, độc lập hoàn thành nhiệm vụ, giữ bí mật tuyệt đối.
Có rất nhiều nhiệm vụ mà người nhái Việt Nam hoàn thành xuất sắc tới mức các đồng nghiệp đặc nhiệm hải quân Mỹ không sao hiểu nổi.
Không nghi ngờ gì nữa, người nhái là một trong những lực lượng được Việt Nam xây dựng rất kỹ nhằm chuẩn bị cho các cuộc xung đột trên biển trong tương lai.
Nguồn VTCnews (Theo Hoàn Cầu thời báo, Armystar.com, Tân Hoa Xã)