Cát sâm hay còn gọi với cái tên; Sâm nam, Sâm trâu, Sâm chào mào - Milletia speciosa Champ, thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả cát sâm:
Dây leo thân gỗ tới 5-6m. Rễ củ nạc. Cành non phủ lông mềm mịn màu trắng. Lá mọc so le, kép lông chim lẻ gồm 7-13 lá chét; lá chét non có nhiều lông. Hoa màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành chùm kép ở đầu cành hay ở nách lá. Quả đậu dẹt, có lông mềm, hạt 3-5, hình gần vuông. Hoa tháng 6-8, quả tháng 9-12.
Bộ phận dùng:
Rễ củ - Radix Milletiae Speciosae.
Nơi sống và thu hái:
Cây mọc hoang ở nhiều nơi vùng rừng núi chỗ dãi nắng Ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tây và cũng thường được trồng làm thuốc. Vào mùa đông xuân, đào rễ củ ở những cây đã lớn khoảng trên một năm tuổi, rửa sạch, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ dọc phơi hay sấy khô. Khi dùng thái mỏng, để sống hoặc tẩm nước gừng hay nước mật, sao vàng.
Cát sâm |
Tính vị, tác dụng:
Vị ngọt, tính bình; có tác dụng thư cân hoạt lạc, bổ hư nhuận phế.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường được dùng trị 1. Đau vùng lưng chân, thấp khớp; 2. Viêm phế quản mạn tính (lao phổi ho khan), phổi kết hạch; 3. Viêm gan mạn tính; 4. Di tinh, bạch đới.
Cách sử dụng
Liều dùng 30-60g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống. Cũng có thể tán bột uống. Người ta cũng thường dùng củ làm thuốc bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.
Giá bán
Cát sâm là cây thuốc quý, thường xuyên được khai thác thu mua. Vài năm lại đây bị khai thác nhiều tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Quảng Ninh… để XK qua biên giới. Bán tại chỗ ở Quảng Ninh (2005) là 10.000đ/kg tươi.
Một số bài thuốc từ cát sâm
1. Chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, ho nhiều đờm; dùng Cát sâm (tẩm gừng sao vàng) 30g, sắc uống.
2. Chữa nhức đầu, ho khan, khát nước, sốt về chiều, bí tiểu tiện; dùng Cát sâm (tẩm mật sao) 30g, sắc uống.
3. Bồi bổ khí huyết: Cát sâm rửa sạch, có thể thái lát hoặc để cả củ ngâm rượu, thời gian ngâm khoảng 3 tháng là dùng được. Thông thường 1 kg cát sâm ngâm từ 2 đến 3 lít.
Cát sâm có tác dụng bồi bổ khí huyết rất tốt |
4. Chữa cảm nắng: Sâm sắn, mạch môn, cát căn, cam thảo đất – mỗi vị dùng 12-20g; sắc uống. Có công dụng chữa cảm nắng với triệu chứng đổ mồ hôi, sốt nóng, ho khan; hoặc trẻ nhỏ bi nóng ấm về đêm, trằn trọc ngủ không yên.
Đối tượng sử dụng
- Bệnh nhân mắc cảm sốt
- Bệnh nhân ho hen, ho khan, ho lao
- Bệnh nhân suy giảm chức năng sinh lý dùng sa sâm ngâm rượu với ba kích, dâm dương hoắc và nhục thung dung.
Một số hợp chất từ rễ củ
Tóm tắt
Cát sâm là một dược liệu được nhân dân sử dụng điều trị các bệnh như thấp khớp, viêm gan mạn tính, viêm phế quản mạn. Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ củ cây cát sâm được dùng với công dụng nhuận phế, cường cân hoạt lạc, dùng trị ho do phế hư, viêm gan, đau lưng chân, sản hậu hư nhược, tứ chi yếu mỏi, các chứng loét và mụn nhọt. Đây là cây thuốc quý, đã được Viện Dược liệu nghiên cứu nhân giống. Hiện nay cây này mọc rải rác tại nhiều tỉnh thành, có nhiều tại các tỉnh miền Bắc như Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hòa Bình. Hiện nay có một số công bố cho thấy cây này có chứa thành phần alcaloid, saponin, acid hữu cơ, terpenoid, flavonoid, đường khử... Nhưng có rất ít nghiên cứu về cây cát sâm nói chung và về thành phần hóa học của cây nói riêng. Vì vậy, để góp phần cung cấp thêm dữ liệu về thành phần hóa học làm cơ sở cho các nghiên cứu tác dụng dược lý và ứng dụng, bài báo công bố một số thành phần hóa học phân lập được từ rễ củ cây cát sâm.
Nguyên liệu
Mẫu cây cát sâm được thu hái vào tháng 8 năm 2015 tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu
- Chiết xuất và phân lập: Chiết Soxhlet bằng dung môi methanol. Tinh chế bằng sắc ký cột.
- Xác định cấu trúc: Đo nhiệt độ nóng chảy, góc quay cực riêng, phổ tử ngoại- khả kiến, phổ hồng ngoại, phổ khối, phổ cộng hưởng từ hạt nhân và so sánh với các dữ liệu công bố của các hợp chất liên quan.
Kết quả
Đã sử dụng phương pháp chiết Soxhlet vớidung môi MeOH và phương pháp sắc ký cột phân lập được 3 hợp chất từ rễ củcây cát sâm thu hái ở tỉnh Thái Nguyên. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được thông qua kết quả đo nhiệt độ nóng chảy, góc quay cực riêng, phổ tử ngoại- khả kiến, phổ hồng ngoại, phổ khối, phổ cộng hưởng từ hạt nhân và so sánh với các dữ liệu công bố của các hợp chất liên quan. Ba hợp chất phân lập được xác định cấu trúc là:3',7-dihydroxy-4'-methoxy-8-methylflavan (1),benzylbenzoat(2) và5-hydroxy-7-methoxy-2-methyl-4H-chromen-4-on (3). Cả 3 hợp chất này đều lần đầu tiên phân lập được từ rễ củ cây cát sâm.
caythuocnamdantoc.com
caythuocnamdantoc.com