Thuốc chữa tăng huyết áp sau đây được chúng tôi trích dẫn từ sách biệt dược. Thuốc được áp dụng trong điều trị và có tác dụng lâm sàng.
Tổ chức Y tế thế giới phân loại về huyết áp theo các mức độ như sau:
Giai đoạn/ độ 1: 140-159/90-99 mmHg
Giai đoạn/ độ 2: 160-179/100-109 mmHg
Giai đoạn/ độ 3: 180/110 mmHg
Bệnh tăng huyết áp theo 2 bệnh căn:
– Tăng huyết áp thứ phát: Một triệu chứng bị tôn thương ở một cơ quan trong cơ thể (thận, nội tiết, tim mạch, não vv…). Khi điều trị nguyên nhân thì huyết áp trở lại bình thường.
Thuốc chữa tăng huyết áp |
Cơ chế gây tăng huyết áp rất phức tạp, vì huyết áp phụ thuộc vào lưu lượng tim và sức cản ngoại vi; các yếu tố này lại phụ thuộc vào hoạt động của hệ thần kinh trung ương, vỏ và tuỷ thượng thận, hormon chống bài niệu, tình trạng thành mao mạch… Một nguyên nhân quan trọng nữa là lòng động mạch nhỏ và mao mạch thu hẹp lại.
Vì những lý do trên thuốc dùng phải:
– Có tác động trên tất cả các khâu của cơ chế điều hoà huyết áp để làm giảm mạch, giảm lưu lượng ở tim và dẫn đến hạ huyết áp.
– Thuốc đều chứa triệu chứng. Dùng thuốc lâu dài (suốt đời).
Các thuốc thông dụng: Hiên nay có 8 nhóm thuốc trị tăng huyết áp là:
1. Nhóm thuốc lợi tiểu:
Hydrochlorothiazid, indapamid, furosemid, spinronolacton, ammilorid, clonidin… Thuốc không dùng cho người bệnh gan, người mang thai, người đang cho con bú, thuốc gây mất kali, cần bù kali khi cần thiết. Có thể bị mẩn ngứa, giảm tiểu cầu.
2. Nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương, phong bế giao cảm:
methyldopa, reserpin, conidin… Dùng thuốc cần theo dõi chức năng gan, thuốc gây ngủ gật, khô miệng. Không dùng cho người nuôi con bú.
3. Nhóm thuốc giãn mạch:
Hydralazin, natri nitropurussiat, diazoxid… Thuốc có thể gây bệnh thần kinh, rối loạn tạo máu, Lupus ban đỏ. Thuốc thường dùng trong trường hợp cấp cứu do tăng huyết áp kịch phát.
4. Nhóm thuốc chẹn alfa:
Prazosin, alfuzosin, terazosin, phentolanmin… Thuốc có thể gây phù ngoại vi, phổi tim, nhức đầu, chóng mặt. Thuốc cần có thầy thuốc chỉ định, theo dõi.
5. Nhóm thuốc chẹn beta:
Propranolol, pindolol, nadolol, tinolol, metoprolol, atennolol, labetalol, acebutolol… Không dùng nếu suy tim, bloc nhĩ thất, mạch chậm, người bệnh phổi, bệnh gan, người mang thai. Không ngừng thuốc đột ngột.
6. Nhóm thuốc đối kháng calci:
nifedipin, nicardipin, amlodipin, verapamil, diltiazem… Thuốc gây phù, chóng mặt, nhức đầu, giãn nưới răng gây lung lay răng, chóang váng. Không dùng cho người suy tim, người mang thai, người đang nuôi con bú.
7. Nhóm thuốc ức chế men chuyển đổi (ACE):
captopril, enalapril, benazepril, lisinopril, perindopril, quinapril, trandolapril… thuốc có thể gây phù, đặc biệt chú ý phù thần kinh mạch – mặt (ngừng ngay dùng thuốc và nếu cần phải cấp cứu). Thuốc gây ho, suy nhược, nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, suy tuỷ. Không dùng thuốc cho người mang thai, người đang nuôi con bú.
8. Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II:
losartan, irbesartan, candesartan, valsartan… Thuốc gây ho, choáng váng, nhức đầu, phù, mệt mỏi, ỉa chảy, ảnh hưởng chức năng thận. Không dùng cho người mang thai và đang nuôi con bú.
Tuỳ từng cá thể, tương thích loại thuốc nào mà dùng. Nên kết hợp 2-3 loại thuốc, tốt hơn dùng 1 loại thuốc (ví dụ 1 thuốc đối kháng calci và 1 thuốc lợi tiểu).
Tư vấn:
Hiện nay thuốc đông y An Cung Trúc Hoàn đang là sản phẩm có khả năng điều hoà huyết áp rất tốt. An Cung Trúc Hoàn đã và đang được hàng vạn bệnh nhân huyết áp, tai biến tin dùng.
Nguồn: http://www.caythuocnamdantoc.com/2018/03/thuoc-chua-tang-huyet-ap.html