Chuyên mục này nói về các thuốc dùng làm thuốc ho, long đờm, tiêu chất nhầy, thuốc giống giao cảm dùng trị sung huyết ở mũi. Các thuốc khác dùng điều trị ho còn có các kháng histamin, thuốc giãn phế quản, thuốc tê. Các chất có tác dụng làm dịu như glycecol, sucrose cũng được sử dụng, cũng như các khí dung ẩm.
Ho là gì?
Ho được đặc chưng bởi việc thở tống ra mạnh qua thanh môn đóng kín một cách cưỡng bức làm thanh môn đột ngột mở ra, tống không khí và các chất vướng mắc không mong muốn khác ra ngoài qua khí quản. Ho có thể là do có ý thức hoặc là vô ý thức.
Ho là một cơ chế sinh lý để bảo vệ cơ thể, đồng thời có thể là triêu chứng một số bệnh. Việc điều trị triệu chứng đó có thể làm giảm ho, nhưng có những trường hợp cũng cần điều trị triệu chứng này. Liệu pháp được lựa chọn phải dựa vào viẹc đó là ho khan hay có đờm.
Ho khan không thể coi thường. Thí dụ trong những triệu chứng cảm lạnh có ho khan, thuốc ho sẽ cải thiện ít nhiều bệnh trạng, nhất là khi dùng ban đêm. Các thuốc pholcodin và dextromethorphan hay dùng đê trị ho, có tí tác dụng phụ so với codein. Tuy nhên có ít bằng chứng cho thấy là các thuốc ho này có tác dụng trong trường hợp ho nặng. Các thuốc ho có chứa codein hay các opioid khác nói chung không nên dùng cho trẻ em, và cấm dùng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
Một chất có tiềm năng trị ho là cần cho việc điều trị chứng ho khó chữa ở thời gian cuối đời của bệnh nhân nặng, không chữa được, đó là morphin. Nhưng chất opiod này không được coi là một thuốc ho.
Ho có đờn thường có liên quan đến một số bệnh như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, xơ hoá nang. Không dùng thuốc ho chữa nhưng chứng ho được coi như cơ chế bảo vệ cơ thể.
Các chất lỏng đờm được dùng trong ho có đờm, theo cơ chế tăng thể tích chất tiết ra ở khí quản, làm cho sợi long hay việc ho dễ thải nó ra ngoài. Tuy nhiên những bằng chứng thực tế về lợi ích của thuốc ho long đờm còn hạn chế và nhiều thầy thuốc cho rằng chúng không có hiệu quả, chỉ như palcebo. Những thuốc long đờm hay dùng có thể kể; muối amoni, guaiphenesin ipecacuanha, natri citrat. Các muối iodid cũng được dùng, nhưng có điều nghi ngại về tính an toàn khi dùng dài hạn vì có thể gây ức chế tuyến giáp; không ênn dùng cho trẻ em, thiếu niên, phụ nữ có mang, bệnh nhân bướu cổ.
Thuốc tiêu chất nhầy làm giảm độ nhớt của đờm, làm thay đổi cấu trúc của nó và cho thấy có tác dụng làm giảm ho, nhưng tác dụng trên chức năng của phôi không nhất quán. Các thuốc tiêu chất nhầy hay dùng có thể kể; acetylcystein, bromhexin, carbocystein, methylcystein. Dornase alphan có lợi cho những bệnh nhân xơ hoá nang. Về lý thuyết, thuốc tiêu chất nhầy có thể phá hỏng lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạch dạ dày, nên cần thận rong đối với những bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày.
Thuốc trị ho
Các thuốc trị ho có thể có tác dụng qua hệ thần kinh rung ương hoặc hệ thần kinh ngoại biên, hoặc qua cả hai đường trên phản xạ ho. Các thuốc ho có tác dụng thông qua hệ thần kinh trung ương làm tăng ngưỡng của trung tâm ho ở não đối với phản xạ ho, còn các thuốc ho thông qua hệ thần kinh ngoại biên làm giảm độ nhạy cảm của các thụ thể ở khí quản. Một số thuốc có cơ chế ngoại biên gián tiếp, có thể làm thay đổi các yếu tố niêm dịch - sợi lông, gây tác dụng tê hay giảm đua trên thụ thể, bảo vệ các thụ thể chống các ích thích, hoặc tác dụng như một chất gây giãn phế quản.
Thuốc ho và các thuốc dùng làm thuốc ho! |
Thuốc long đờm
Các thuốc long đờm làm tăng thể tích các dịch tiết ở dường hô hấp, nên làm cho dễ đào thải do tác dụng của sợi lông và do ho. Một số thuốc, như ipecacuanha, muối amoni, một số tinh dầu, và một số hợp chất củ iod có thể có tác dụng như trên do cơ chế gây kích thích niêm mạc dạ dày.
Thuốc tiêu chất nhầy
Các thuốc tiêu chất nhầy làm thay đổi cấu trúc của niêm dịch, làm giảm độ nhớt, nên dễ đào thải qua tác dụng của sợ lông.
Các chất acetylcystein, carbocystein, metylcystein và stepronin đều có nhóm SH (thiol). Nếu nhóm này, là tự do như trong acetylcystein, nó có thể thế chỗ trong liên kết disulid ở niêm dịch và cắt đứt chuỗi phân tử niêm dịch. Tuy nhiên, các thuốc như carbocystein thì nhóm thiol được bảo vệ và không thể tham gia phản ứng trên và cơ chế tác dụng của nó còn chưa được biết rõ. Nhóm thiol của các hợp chất này cũng có liên quan đến có chế tác dụng của chúng khi dùng làm thuốc chống độc.
Các deoxyribonuclease, như dornase alpha có tác dụng tiêu chất nhầy do làm thuỷ phân DNA ngoại bào tích luỹ do sự tiêu huỷ các bạch cầu trung tính, tạo ra chất nhầy ở khí quản có xơ hoá nang.
Sung huyết mũi?
Sung huyết mũi là một triệu chứng hay gặp ở rạng thái bệnh lý như viêm mũi. Việc điều trị có thể dùng các kháng histamin, các thuốc giống giao cảm, các corticosteroid, các kháng muscarin, cromoglycat hoạc nedocromil.
Nguồn: https://nhathuocthanthien.com.vn