Thành phần chủ yếu của nhựa thông gồm có: Abietic acid, Pimaric acid, Palustric acid, Isopimaric acid, Dehydroabietic acid, Neoabietic acid. Trong đó, Abietic acid là chất gây dị ứng, có hàm lượng cao nhất và đã được liệt kê trong danh sách các chất độc hại tại Mỹ.
Ở Trung Quốc, cả hai loại glycerol este nhựa thông đều được phê chuẩn là chất phụ gia thực phẩm và được phép dùng để vặt lông chế phẩm động vật. Người dân thường gọi những loại glycerol như thế này là “nhựa thông ăn được”. Chúng và nhựa thông bình thường không chỉ khác nhau ở chỗ, một bên là “vật phẩm thực phẩm”, còn một bên là “sản phẩm công nghiệp”, mà còn khác nhau ở thành phần hóa học. Loại nhựa thông dùng để vặt lông gia cầm phải là glycerol este nhựa thông được gọi nôm là “nhựa thông ăn được”, nên không thể sử dụng tùy tiện.
Sử dụng nhựa thông ở Việt nam?
Hóa chất giúp nhổ lông gà, lông vịt lại “nóng” khi ngày 11/4 vừa qua, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh Hậu Giang) kết hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất và phát hiện cơ sở giết mổ gia cầm của ông Lê Đại Lợi (ở ấp Tân Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ) sử dụng hóa chất để nhổ lông gà, vịt.
Nhựa thông có độc hại không? |
Tại TP HCM, Hải Phòng, Hà Nội, Phan Thiết, Hậu Giang… lực lượng quản lý thị trường đều đã phát hiện việc nhổ lông gà, vịt “siêu tốc” ở một số chợ và các cơ sở làm gà, vịt.
Theo cách này, gia cầm sau khi cắt tiết được nhúng nhanh vào nồi nước pha hóa chất rồi mới nhúng sang thùng nước lã. Lớp hóa chất làm lông của gia cầm đông cứng lại ngay, chỉ cần túm lớp mảng đen phủ ngoài là sạch bong, không bị rách, trầy da và đẹp mắt hơn so với cách nhổ lông thủ công, hay nhổ máy.
Nhựa thông khó ngấm vào thịt gia cầm
Hầu hết người hành nghề cho rằng, nhựa thông làm lông gia cầm chỉ ở khâu sơ chế chứ không phải chế biến. Sau khi làm sạch lông, gia cầm được rửa lại bằng nước sạch sẽ trôi hết hóa chất, nếu có dính chút nào thì khi nấu ở nhiệt độ cao độc hại cũng hết.
Nhựa thông dùng vặt lông vịt |
Cũng theo TS Nguyễn Duy Thịnh, ông từng cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc người vặt lông gia cầm bằng sáp và nhựa thông sẽ làm hại chính mình. Theo đó, khi đun sôi nhựa thông sẽ sinh ra khí amoniac (NH3) mùi khai, rất độc vì có thể gây kích thích niêm mạc, mắt, dạ dày, gây co thắt cơ quan hô hấp, làm bỏng da… Sở dĩ nói người giết mổ gia cầm có nguy cơ làm hại chính mình vì họ thường xuyên hít phải khí độc khi khí thoát ra ngoài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chính họ, còn làm ô nhiễm môi trường vì khí thải của lò đốt tại các cơ sở phát sinh nhiều mùi hôi khó chịu cho những người ở quanh đó.