Tổ của Thất Sơn Võ Đạo (Tức Thất Sơn Thần Quyền) cũng là vị tổ sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương
Tên trần tục của ngài là Ðoàn Minh Huyên, đạo hiệu Giác Linh, sinh năm 1807 ở làng Tòng Sơn, tỉnh Sa Ðéc (Ðồng Tháp) trong một gia đình nông dân. Ngài học bình thường, đọc sách Phật từ lúc cón nhỏ. NGài lập đạo từ năm 1849, lúc đã ngoài 40 tuổi và nơi truyền đạo đầu tiên là đình làng Kiển Thạnh, tỉnh Long Xuyên.
Thời điểm ngài truyền đạo là giặc Pháp đang xâm lăng nước ta, nông dân mất mùa đói kém, nhiều nơi có giặc cướp nổi dậy, bệnh dịch lan tràn, dân chúng điêu linh. Ngài vừa giảng đạo, vừa chữa bệnh bằng thuốc, huyền thuật và nhiều người đã khỏi bệnh. Bằng huyền thuật, ngài đã tẩy trừ được nạn dịch tả những nơi ngài đi qua. Dân chúng gọi ngài là Phật thầy Tây An vì ngài lấy Tây An cổ tự ở Châu Ðốc làm nơi phát tâm trị bệnh. Nhiều người gọi ông là "Phật sống". Ngài tự gọi đạo của mình là Bửu Sơn Kỳ Hương và có bài thơ truyền tụng :
Thất Sơn Thần Quyền! |
Sơn trung sư mạng địa Nam tiền
Kỳ niên trạng tái tân phục quốc
Hương xuất trình sanh tạo nghiệp yên.
Ngài lấy dãy núiThất Sơn (Thuộc tỉnh An Giang Ngày nay) làm nơi khai sáng đạo.
Ðạo Bửu Sơn Kỳ Hương lấy tứ đại trọng ân làm nền tảng. Bốn ân lớn đó là :
- Ân tổ tiên cha mẹ.
- Ân đất nước.
- Ân tam bảo.
- Ân đồng bào, nhân loại.
Hầu hết các tín đồ của Bửu Sơn Kỳ Hương đều tham gia vào cuộc kháng chiến. Trong số những tín đồ đã có những người là lãnh tụ của cuộc kháng chiến như Trương Công Ðịnh (1862) tức Bình Tây Ðại nguyên soái, Nguyễn Trung Trực (1861) - người anh hùng "Hỏa hồng Nhật Tảo", đốt cháy tàu chiến Espérance của quân xâm lược Pháp tại sông Nhật Tảo, Trần văn Thành (1867) khởi nghĩa tại vùng Láng Linh thuộc tỉnh An Giang. Thực dân Pháp có bọn tay sai giúp đỡ đã đàn áp tàn bạo. Sau khi phong trào kháng chiến chống Pháp tạm thời thất bại, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương lại được tiếp tục dưới hình thức giảng đạo trong nông dân vùng An Giang.
Sau một thời gian truyền đạo, triều đình Huế nghi ngài nổi loạn nên sai Tổng Ðốc An Giang bắt giam, sau đó thả ra và bắt buộc ngài phải tu tại Tây An cổ tự để triều đình dễ bề kiểm soát. Năm 1856 Phật Thầy Tây An viên tịch tại Tây An cổ tự ở Núi Sam (Châu Ðốc) và phần mộ ông nay còn ở đó.
Tương truyền vào năm 1868 Ông Phật Trùm là người Khmer, tự nhận là hậu thân của Phật Thầy Tây An giáng thế đã truyền đạo sang cả đất Campuchia. Thực dân buộc tội ông làm loạn và bắt đi đày nhưng sau đó thả về. Ông mất tại núi Tà Lơn (Campuchia) năm 1875.
Danh từ Bửu- Sơn Kỳ- Hương đã trở thành danh hiệu một tông phái Việt Nam do Đức Phật Thầy Tây an khai sáng. Những tín đồ của môn phái này được Đức Phật Thầy cũng như những vị kế truyền phát cho một lòng phái có bốn chữ Bửu- Sơn Kỳ- Hương khi qui y thọ giáo.
Lòng phái là một miếng giấy vàng, có khi giấy bạch, trên đó có in bốn chữ Bửu- Sơn Kỳ- Hương (Chữ nôm) bằng son tàu. Và chỉ có một đệ tử chân truyền của đức Phật thầy mới được truyền tâm ấn võ công, đó là đức quản cơ (Tức cố quản) Trần Văn Thành. Vì sao chỉ có đức Cố quản được nhận tâm ấn võ công? Vì thời điểm ấy, Pháp đang xâm lược nước ta, Đức cố quản được Đức Phật Thầy trao quyền tập họp lực lượng kháng chiến nơi sở ruộng Láng Linh – Bảy Thưa. Với quyền năng của Đức Phật Thầy, Cố Quản đã truyền dạy võ công cho nghĩa quân. Nghĩa quân được dạy : Đạo pháp, quyền pháp, binh khí pháp, thần pháp. Và võ đạo ra đời với tên gọi là Thất Sơn Thần Quyền còn được gọi là Thất Sơn Võ Đạo.
Sau này, khi cuộc kháng chiến Láng Linh – Bảy Thưa thất bại, một số nghĩa quân yêu nước đã lánh vào vùng núi Cấm tiếp tục chiêu nạp binh sỹ để tiếp tục kháng Pháp. Họ trở thành những truyền nhân của Thất Sơn Thần Quyền và chỉ truyền thụ bí pháp cho những người gia nhập tôn giáo.
Khi Pháp rút khỏi Việt Nam, Thất Sôn Thần Quyền được các đệ tử truyền thụ cho thế hệ kế thừa, thường là con cháu ruột trong gia đình.
Người lãnh được lòng phái, thường may một cái đãy đeo vào mình, nhờ đó sẽ được mạnh khoẻ, xa lánh mọi tà ma, tai nạn. Họ giữ rất kỹ và quí trong còn hơn bạc vàng tiền của, thà chết chớ không chịu trao cho ai.
NGoài ra Đức Phật Thầy còn trao cho Đức Cố Quản Trần Văn Thành cái ấn bằng cây đã được hấp thụ uy thuật của ngài để in lòng phái. Về sau Đức Cố Quản trao lại cho trưởng nam tức ông Trần Văn Nhu gìn giữ.
bài thơ khoán thủ "Tứ bửu linh tự" sau đây của Đức Phật Thầy Tây An sáng tác còn lưu truyền đến nay mà nhiều người được biết:
Bửu Ngọc Quân Minh Thiên Việt Nguyên.
Sơn Trung Sư Mạng Địa Nam Tiền.
Kỳ Niên Trạng Tái Tân Phục Quốc,
Hương Xuất Trinh Sinh Tạo Nghiệp Yên.
Đây là một bài thơ thuộc loại "tung hoành dọc", nghĩa là đọc bề dọc cũng có nghĩa mà đọc bề ngang cũng có nghĩa. Cứ theo chiều dọc đọc xuống, chúng ta sẽ có một bài thơ bảy câu bốn chữ:
Bửu- Sơn Kỳ- Hương ,
Ngọc Trung Niên Xuất,
Quân Sư Trạng Trình.
Minh Mạng Tái Sinh.
Thiên Địa Tân Tạo.
Việt Nam Phục Nghiệp.
Nguyên Tiền Quốc Yên.
Mỗi câu đều có nghĩa, mặc dù trong đó chứa nhiều ẩn tự ẩn ngữ, cần phải hiểu cách chiết tự đảo cú mới khám phá được lý diệu mầu huyền bí và đây cũng là một trong những bài niệm nhập môn của Thất Sơn Võ Đạo.
Ngoài ra bốn chữ Bửu- Sơn Kỳ- Hương còn hàm súc những giáo pháp mà Ngài xướng xuất để hóa độ chúng sinh trong buổi Hạ Nguơn để kịp kỳ đi đến Hội Long Hoa và tạo lập đời mới.
Tương truyền rằng Mạc Cửu thấy vùng vùng Thất Sơn “với sườn gò khởi phục, cây tốt, suối trong” , âm dương tương hội sẽ là nơi “địa linh sinh thân kiệt” nên đã cho đệ tử trấn ếm bằng lệnh bài. Theo nhà biên khảo Nguyễn Văn Hầu thì khi đệ tử của Phật Thầy phát hiện những tấm bia Càn Long ở Bài Bài quận Tịnh Biên - Châu Đốc chôn vào năm Càn Long nhà Thanh niên hiệu thứ 57 – 1729 là thời gian gia đình họ Mạc còn trọng nhậm tại Hà Tiên thì chưa ai hiểu tại sao.
Chỉ riêng Phật Thầy là bậc cao minh “thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lý, trung quán nhân sự” lại có viễn kiến Thầy tiên tri cho rằng Thất Sơn – hiểu rộng hơn là vùng đồng bằng Sông Cửu Long là “hoa địa của Việt Nam” nơi tích tụ nhiều địa huyệt hiển linh chỉ chờ ngày khai mở để tới thời “Thượng ngươn – với phẳng lặng bốn bề thái vũ, mở hội vĩnh thanh”.
Do đó các thầy địa lý họ Mạc dựng lên những tấm bia Càn Long trấn ếm nhiều nơi khiến cho anh linh vượng khí của ĐBSCL không còn nữa tinh hoa sẽ suy kiệt, “đất sẽ khô cằn” không thể nào sinh ra thánh nhân anh hùng được nữa và rồi sẽ trở lại bị lệ thuộc vàoTrung Hoa.
Bởi vậy mà nơi nào có bia Càn Long trấn ếm nơi đó có sự hóa giải của phật thầy. Đức Cố Quản Trần Văn Thành là người được giao trọng trách đi cắm 4 cây thẻ quanh vùng Thất Sơn. Cho mãi tới bây giờ, nơi ĐBSCL trên gò đất cuối ngọn rạch Thạnh Mỹ, Vĩnh Thạnh Trung, tỉnh An Giang vẫn còn “Dinh Ông Thẻ” được dân chúng thờ phượng.